Chế độ, chính sách của Đại biểu Hội đồng nhân dân 2020? Mức lương và hoạt động phí của Đại biểu HĐND mới nhất? Chế độ tiền lương và phụ cấp cho đại biểu Hội đồng nhân dân?
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri nên khi hoạt động đối tượng này được Nhà nước đều rất chú ý các quyền lợi và chế độ của Đại biểu Hội đồng nhân dân. Nghị quyết 1206/2016 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ; xã, phường, thị trấn.Trong đó nổi bật nhất là chế độ tiền lương và hoạt động phí của Đại biểu hội đồng nhân dân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giải thích các khái niệm
- 2 2. Quy định về các Điều kiện bảo đảm hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
- 3 3. Về mức lương của Đại biểu Hội đồng nhân dân
- 4 4. Về hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân
- 5 5. Về nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương và hoạt động phí của Đại biểu hội đồng nhân dân
1. Giải thích các khái niệm
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo
Hoạt động phí: là các chi phí được trích từ Ngân sách Nhà nước dành cho Đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức các hoạt động phục vụ cho công việc.
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách và đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Hội đồng nhân dân (HĐND) là một trong hai cấp chính quyền tại địa phương, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, gồm các đại biểu do cử tri ở địa phương bầu ra, đại diện cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của nhân dân
2. Quy định về các Điều kiện bảo đảm hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Căn cứ theo
– Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bảo đảm chỗ làm việc, trang thiết bị văn phòng đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước theo quy định của Chính phủ.
-Đại biểu Hội đồng nhân dân được cung cấp báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các tài liệu khác liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Việc cung cấp báo chí và thông tin cần thiết khác cho đại biểu Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Đại biểu Hội đồng nhân dân được cấp kinh phí hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát; hỗ trợ công tác phí; khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ; may lễ phục; nghiên cứu; học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đại biểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
-Đại biểu Hội đồng nhân dân được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
– Đại biểu Hội đồng nhân dân nếu từ trần mà người lo mai táng không đủ Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng từ Quỹ bảo hiểm xã hội hoặc không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng từ ngân sách nhà nước thì được hưởng một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở do Hội đồng nhân dân cấp đó chi trả từ ngân sách nhà nước;
– Đại biểu Hội đồng nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
3. Về mức lương của Đại biểu Hội đồng nhân dân
Về tiền lương Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân:
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,10 mức lương cơ sở/ngày;
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;
Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân theo kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Những người không hưởng lương, kể cả lương hưu hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được trả tiền công theo ngày thực tế làm nhiệm vụ. Cụ thể:
Đơn vị: đồng/ngày
4. Về hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân
Để bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Hội dồng nhân dân và thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện đúng quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước trước hết phải thống nhất các nội dung hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn mang tính đặc thù của HĐND để làm căn cứ xây dựng định mức dự toán chi và thực hiện chi các khoản như sau
Chi phục vụ kỳ họp HĐND: Ngoài nội dung chi về tài liệu, trang trí khánh tiết… cần quy định rõ tiền ăn, ở, tàu xe đại biểu về dự kỳ họp (gồm đại biểu HĐND, khách mời, nhân viên phục vụ). Trong đó, tiêu chuẩn ăn phải cao hơn so với mức chi các hội nghị, vì tính chất, yêu cầu, nội dung của kỳ họp HĐND cao hơn so với các hội nghị thường xuyên khác.
Chi cho công tác giám sát: Bồi dưỡng cho các thành viên theo quyết định thành lập Đoàn giám sát của Thường trực HĐND, các ban HĐND (ngoài chế độ công tác phí hiện hành); Chi tiền phục vụ hoạt động giám sát theo quyết định giám sát.
Chi cho hoạt động TXCT: Cần chi hỗ trợ cho đại biểu đi TXCT, hỗ trợ cán bộ phục vụ trực tiếp công tác TXCT, hỗ trợ các điểm TXCT.
Chi cho việc xây dựng các nghị quyết của HĐND: Kinh phí cho dự thảo
Chi tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các báo cáo, đề án, dự án, các cuộc họp của Thường trực, các ban, tổ đại biểu HĐND.
Chi hội nghị giao ban các cấp: Tỉnh – huyện, huyện – xã.
Chi hoạt động của đại biểu HĐND: Ngoài chế độ hoạt động phí hàng tháng theo quy định, đại biểu được hỗ trợ thêm: Phụ cấp trách nhiệm cho đại biểu HĐND được giao thêm nhiệm vụ, bao gồm: Chi bồi dưỡng cho đại biểu là thành viên Thường trực HĐND, lãnh đạo các ban HĐND kiêm nhiệm; Hỗ trợ cho đại biểu HĐND không hưởng lương từ NSNN (tính theo số ngày thực tế tham gia hoạt động làm nhiệm vụ của người đại biểu).
Chi cung cấp thông tin, báo chí cho đại biểu: Gồm Báo NĐBND, Tin hoạt động của HĐND và UBND, Văn bản pháp luật mới ban hành, Sổ tay công tác.
Một số khoản chi hỗ trợ khác như: chi thăm hỏi Đại biểu khi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất cho đại biểu. Các chế độ khác phục vụ cho hoạt động của đại biểu HĐND thực hiện theo chế độ hiện hành.
Trong đó Đại biểu Hội đồng nhân dân (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng như sau:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: Hệ số 0,4 mức lương cơ sở;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
Theo đó, hướng dẫn tính mức hoạt động phí của đại biểu HĐND các cấp từ ngày 01/7/2019 theo công thức sau:
Mức hoạt động phí = 1.490.000 đồng/tháng * Hệ số hoạt động phí
Cụ thể:
– Mức hưởng của đại biểu HĐND cấp xã = 1.490.000 * 0,3 = 447.000 đồng/tháng.
– Mức hưởng của đại biểu HĐND cấp huyện = 1.490.000 * 0,4 = 596.000 đồng/tháng.
– Mức hưởng của đại biểu HĐND cấp tỉnh = 1.490.000 * 0,5 = 745.000 đồng/tháng.
Sau khi mức lương cơ sở tăng lên theo lộ trình là 1.600.000 đồng/ tháng thì mức hoạt động phí của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thay đổi như sau
Mức hưởng của đại biểu HĐND cấp xã = 1.600.000 * 0,3 = 480.000 đồng/tháng.
– Mức hưởng của đại biểu HĐND cấp huyện = 1.600.000 * 0,4 = 640.000 đồng/tháng.
– Mức hưởng của đại biểu HĐND cấp tỉnh = 1.600.000 * 0,5 = 800.000 đồng/tháng.
5. Về nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương và hoạt động phí của Đại biểu hội đồng nhân dân
Các Khoản chi (bao gồm các chế độ, chính sách được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết 1206/2016 do ngân sách nhà nước bảo đảm đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân cấp đó.Các Khoản chi tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác đối với đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách không do ngân sách bảo đảm thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc chi trả