Hộ nghèo là một trong những đối tượng được hưởng chính sách cho vay ưu đãi tại các Ngân hàng chính sách xã hội, nhằm mục đích cải thiện đời sống và nâng cao khả năng kinh thế của các hộ dân. Vậy mức lãi suất vay ưu đãi đối với hộ nghèo, chính sách hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức lãi suất vay ưu đãi đối với người nghèo, chính sách:
Tín dụng chính sách xã hội được xem là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức huy động tất cả các nguồn lực tài chính cần thiết để cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhằm mục đích tạo điều kiện việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói nghèo cho các đối tượng này, từ đó hỗ trợ các đối tượng này có khả năng để phát triển và ổn định cuộc sống. Hiện nay, tín dụng chính sách xã hội được xem là một trong những công cụ và giải pháp quan trọng được đảng và nhà nước ta thực hiện nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng miền núi. Pháp luật hiện nay cũng đã có quy định cụ thể về mức lãi suất vay ưu đãi đối với người nghèo và những người chính sách.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, có quy định cụ thể về tiêu chuẩn hộ nghèo đa chiều trong giai đoạn 2022 đến 2025. Theo đó, có quy định cụ thể về chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình trong giai đoạn năm 2022 đến năm 2025. Cụ thể, chuẩn hộ nghèo được quy định cụ thể như sau:
– Tại các khu vực nông thôn, chuẩn hộ nghèo theo quy định của pháp luật được xác định là các hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người trong tháng từ mức 1.500.000 đồng trở xuống, đồng thời có khả năng thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường ở mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên;
– Tại các khu vực thành thị, chuẩn hộ nghèo được xác định là các hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người trong một tháng là 2.000.000 đồng trở xuống, đồng thời thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, có quy định cụ thể về lãi suất cho vay. Cụ thể như sau:
– Lãi suất cho vay ưu đãi sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ quyết định cụ thể, phù hợp với từng thời kỳ nhất định của đất nước theo đề nghị của Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội, Thủ tướng chính phủ sẽ thống nhất một mức lãi suất cho vay ưu đãi nhất định áp dụng trong địa bàn phạm vi cả nước, ngoại trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 5 Điều 2 của Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, do Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội quyết định có phân biệt lãi suất giữa các khu vực II và các khu vực III;
– Lãi suất nợ quá hạn theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định bằng 130% mức lãi suất khi cho vay.
Theo đó thì có thể nói, lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo trong năm 2024 sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ quyết định, dựa trên đề nghị của Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội, sau đó thống nhất một mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo để có thể áp dụng trong phạm vi cả nước. Hiện nay, theo công bố của cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội thì mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo trong năm 2024 được xác định là 6,6%/năm.
2. Thời hạn cho vay ưu đãi đối với người nghèo, chính sách là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, có quy định cụ thể về thời hạn cho vay, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn. Cụ thể như sau:
– Thời hạn cho vay theo quy định của pháp luật sẽ được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của người vay và thời hạn thu hồi vốn của các chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của người vay trên thực tế;
– Trường hợp người vay chưa trả nợ được đúng kỳ hạn đã cam kết ban đầu xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội xem xét để cho phép gia hạn đối với khoản nợ đó;
– Trong trường hợp người vay có sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn tuy nhiên người vay không tuân thủ, không trả các khoản nợ đó theo thời gian đã thỏa thuận ban đầu thì sẽ chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền, chính quyền tại địa phương, các tổ chức chính trị xã hội để đưa ra các biện pháp và phương án thu hồi nợ thích hợp;
– Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội quy định cụ thể.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, thời hạn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội quy định cụ thể, các hộ gia đình khi thực hiện hoạt động đi vay sẽ được thông báo chi tiết và cụ thể. Thời hạn cho vay trên thực tế sẽ được xác định dựa trên hoàn cảnh thực tế, mục đích sử dụng nguồn vốn, thời hạn thu hồi vốn của các chương trình và dự án có tính đến khả năng trả nợ của các hộ gia đình.
3. Thủ tục cho vay ưu đãi đối với người nghèo, chính sách:
Trình tự và thủ tục cho vay ưu đãi đối với người nghèo, chính sách sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay sẽ cần phải viết giấy đề nghị vay vốn kèm theo phương án sử dụng vay vốn để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ để vay vốn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị vay vốn kèm theo phương án sử dụng vốn vay, hay còn được gọi tắt là đơn xin vay vốn hộ nghèo theo mẫu do pháp luật quy định;
–
– Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn ngân hàng chính sách do các Tổ tiết kiệm và vay vốn lập;
– Các loại giấy tờ tùy thân của người vay vốn;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng với các tổ chức đoàn thể sẽ họp, bình xét công khai đối với những hộ nghèo đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, sau đó trình danh sách lên cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đó là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại địa phương đó.
Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động phê duyệt cho vay và gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiếp tục thông báo cho các tổ chức đoàn thể cấp xã. Tổ chức đoàn thể cấp xã sẽ thông báo về cho Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn khi đó sẽ thông báo cho các tổ viên và hộ gia đình vay vốn biết được các danh sách này, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 5: Ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động giải ngân trực tiếp cho người vay tại địa điểm giao dịch được đặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi các hộ dân cư trú hoặc tại trụ sở của ngân hàng chính sách nơi tiến hành hoạt động cho vay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025;
– Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
THAM KHẢO THÊM: