Trong cuộc sống của chúng ta vấn đề ốm đau, bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Vậy, chế độ ốm nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định được tính như thế nào? Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ Điều 28
+) Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động được hưởng theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+) Nếu người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó mà bị gián đoạn thời gian làm việc nhưng phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng là 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.
Do đó mức hưởng chế độ ốm đau sẽ được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 x 75% x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Ví dụ: anh A bị ốm đau có giấy cho nghỉ của bác sĩ trên giấy ghi cho nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm y tế 09 ngày từ ngày 01/ 05/ 2018 đến ngày 09/ 05/ 2018 Lương tháng 04 để đóng bảo hiểm xã hôi là 4.500.000 nghìn đồng. Do đó cách tính sẽ như sau:
- số ngày nghỉ được hưởng ốm đau là 07 ngày vì có 02 ngày nghỉ tuần
- Tiền lương để tính là 4.500.000 nghìn đồng
= 4.500.000 : 24 x 75% x 7 = 984.375 đồng.
+) Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau bệnh chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng BHXH tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỉ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Tỉ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) được quy định như sau:
– Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
+) Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Bên cạnh đó nếu có tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đâu được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đâu của tháng đó đến tháng trước liền kề. Nếu có ngày lẻ không trọn tháng thì chế độ ốm đau sẽ được tính như sau
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 x Tỉ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
Ngoài ra chế độ ốm đâu còn có chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau. Bởi sau khi điều trị ốm đau xong thì người lao động không thể có sức khỏe ngay để có thể đi làm ngay được do đó họ cần thời gian để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và được quy định như sau:
2. Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau:
Thời gian để hưởng chế độ này sẽ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. Nếu có thời gian nghỉ năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Như vậy theo quy định trên để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe khi ốm đau thì người lao động đã phải hưởng hết chế độ ốm đau trong một năm mà khi quay lại làm việc sức khỏe vẫn chưa ổn định, phục hồi chưa đảm bảo để làm việc thì sẽ được nghỉ 05 đến 10 ngày và người lao động đủ điều kiện hưởng dưỡng sức của năm nào thì được hưởng của năm đó không kể nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Nếu người lao động nghỉ việc luôn sẽ không được hưởng chế độ này.
Số ngày nghỉ sẽ do người lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, nếu không có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
– Tối đa 10 ngày nếu ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
– Tối đa 07 ngày nếu ốm đau do phải phẫu thuật;
– Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
+) Mức hưởng:
– Bằng 30% mức lương cơ sở
– Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành thì kể từ ngày 1/7/2018 đến 31/12/2018 thì mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng
Do đó sẽ có cách tính như sau:
= 1.390.000 x (30% x 1.390.000) x số ngày được hưởng = số tiền được hưởng.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu lâu?
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu lâu? Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
4. Đang nghỉ phép hằng năm có được hưởng chế độ ốm đau?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, Tôi có thắc mắc muốn hỏi luật sư, hiện tôi đang đi làm tại công ty và được hưởng phép năm theo quy định. Khi tôi bị bệnh và có giấy nghỉ bệnh C65 3 ngày, thời điểm này phép năm của tôi vẫn còn. Như vậy 3 ngày nghỉ bệnh trên tôi có được hưởng 3 ngày phép năm đồng thời được bảo hiểm XH chi trả 3 ngày đó không hay tôi chỉ được hưởng 1 trong 2 quyền lợi trên. Mong sớm nhận hồi âm của luật sư, Cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2, Điều 3, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Và theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH này:
“4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.”
Như vậy, trong trường hợp này bạn bị ốm trong thời gian nghỉ hằng năm thì bạn sẽ không được hưởng chế độ ốm đau mặc dù bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội.