Quy định của Nhà nước hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội? Mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt mà gia đình hộ nghèo và hộ chính sách có thể nhận được là bao nhiêu?
Những năm gần đây ngành điện lực tích cực triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có mức tiêu thụ điện năng mỗi tháng không quá 50kWh. Thủ tục để được hưởng chế độ hỗ trợ này cũng rất đơn giản, các hộ nghèo chỉ cần điền thông tin vào giấy đăng ký hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và đảm bảo 2 yêu cầu, thứ nhất là hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và thứ hai là phải chứng minh bằng hóa đơn tiền điện hàng tháng của mình thường xuyên sử dụng điện không quá 50kWh là được hưởng hỗ trợ. Vậy mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội là bao nhiêu?
Luật sư
Căn cứ pháp lý: Thông tư 190/2014/TT-BTC quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
Các hộ chính sách là những hộ gia đình thuộc diện được hưởng chính sách xã hội, bao gồm: hộ nghèo; hộ đặc biệt khó khăn; hộ gia đình là người dân tộc thiểu số; hộ gia đình có người là thương, bệnh binh, có công với cách mạng; hộ gia đình bị ảnh hưởng do chất độc màu da cam để lại. Hiện nay còn khá nhiều những hộ gia đình thuộc vào diện được hưởng những chính sách của nhà nước, cần phải được giúp đỡ và hỗ trợ phần nào đó những khó khăn trong cuộc sống để họ có thể ổn định an sinh xã hội, cũng như có điều kiện được tiếp cận với những thông tin và dịch vụ tốt hơn trong cuộc sống.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của Nhà nước hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội:
- 2 2. Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền điện không?
- 3 3. Mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng mà gia đình hộ nghèo và hộ chính sách có thể nhận được là bao nhiêu?
- 4 4. Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo từ ngân sách Nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
1. Quy định của Nhà nước hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội:
Điều 1 Thông tư 190/2014/TT-BTC về quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc đối tượng như sau:
– Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có; Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của
– Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có, không thuộc diện hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ tiền điện. Nên các đối tượng là hộ nghèo và hộ chính sách theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP sẽ được hỗ trợ tiền điện.
Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của
2. Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền điện không?
Hộ nghèo thuộc thông tư 90 nằm trong đối tượng hỗ trợ tiền điện, vậy hộ cận nghèo có năm trong đối tượng được hộ trợ tiền điện hay không ?
Hỗ trợ tiền điện theo quy định tại Thông tư 190/2014/TT-BTC được áp dụng với các đối tượng sau:
- Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg.
Trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg không thuộc diện hộ nghèo phía trên.
Từ những căn cứ trên ta có thể kết luận hộ cận nghèo không thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo Thông tư 190.
3. Mức hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng mà gia đình hộ nghèo và hộ chính sách có thể nhận được là bao nhiêu?
Theo Điều 2 Thông tư 190/2014/TT-BTC mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện như sau:
“Điều 2. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện
Mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng. Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.
Phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: Chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được thực hiện từ ngày 01 tháng 6 năm 2014 theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”
Hiện tại mức giá sinh hoạt bậc 1 là 1.678 đồng/kWh (0-50 kWh). Mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương số lượng điện thực tế sử dụng tối đa không quá 30 kWh/hộ/tháng tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội sống ở vùng chưa có điện lưới, mức hỗ trợ tối đa không quá 30 kWh/hộ/tháng tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Theo đó, sẽ hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội bằng tiền, chi trả đến hộ gia đình theo từng quý với mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt 126.000 đồng/hộ/quý (42.000 đồng/hộ/tháng x 3 tháng). Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Tài chính sẽ
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo từ ngân sách Nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 190/2014/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ cho hộ nghèo như sau:
“Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo theo nguyên tắc sau:
a) Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; hỗ trợ 50% kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%;
b) Ngân sách địa phương: Những địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%, cân đối ngân sách địa phương bố trí 50% kinh phí. Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo. Đối với các địa phương có số hộ nghèo theo chuẩn nghèo của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cân đối ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo đó.
Kinh phí tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.“