Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó bao gồm quân đội nhân dân, lực lượng công an nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất Luật quốc phòng năm 2023 có quy định về thành phần và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang. Theo đó:
– Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: công an nhân dân, Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ;
– Lực lượng vũ trang nhân dân cần phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với nhân dân, với Đảng và với Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân cần phải có trách nhiệm luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ cho độc lập tổ quốc và chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam, bảo vệ cho an ninh quốc gia, an toàn trật tự xã hội, bảo vệ cho nhân dân Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tốt nhất thành quả cách mạng, cùng nhân dân xây dựng đất nước và thực hiện các nhiệm vụ quốc tế khác.
Đồng thời, mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang nhân dân cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 37/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn quản lý thu/chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng, có quy định cụ thể về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng của người lao động hưởng tiền lương căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 của Thông tư 37/2017/TT-BQP và của đơn vị sử dụng lao động sẽ được xác định bằng 26% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (trong đó đơn vị cần phải đóng 18% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và người hưởng lương cần phải đóng với mức 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội);
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng của người lao động có hưởng trợ cấp quân hàm hoặc hưởng chế độ sinh hoạt phí căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 của Thông tư 37/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng, được xác định bằng 23% mức lương cơ sở và do đơn vị sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động chi trả;
– Đối với những đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư 37/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, chế độ phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam đặt trên lãnh thổ của nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất sẽ được xác định như sau:
+ Được xác định bằng 22% mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại tháng liền kề trước khi người lao động đó đi ra nước ngoài đối với trường hợp người đã có quá trình tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc;
+ Được xác định bằng 22% của hai lần mức lương cơ sở đối với những người lao động chưa tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc gặp những người lao động đã tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc tuy nhiên được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Theo đó thì có thể nói, mức đóng bảo hiểm xã hội của lực lượng vũ trang sẽ được xác định bằng 26% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:
– Đơn vị lực lượng vũ trang cần phải đóng với mức 18% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Người được hưởng lương cần phải đóng với mức 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Khi nào quân nhân cần phải đóng bảo hiểm xã hội quân đội bắt buộc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về bảo hiểm xã hội, theo đó bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của những người lao động khi người lao động bị mất thu nhập hoặc giảm thu nhập do ốm đau, nghỉ việc hưởng
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội quân đội hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư 37/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Theo đó, người lao động trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng thuộc đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các đối tượng sau:
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người thực hiện công tác cơ yếu có gần lương như lực lượng quân nhân;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên có yếu đang theo học tại học viện cơ yếu có được hưởng chế độ sinh hoạt phí;
– Công dân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công chức hoặc người làm công tác trong các lực lượng tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân;
– Người lao động làm việc theo
Theo đó thì có thể nói, quân nhân nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì phải tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội quận đội bắt buộc.
3. Thời gian đi nghĩa vụ quân sự có được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, có quy định, thời gian phục vụ tại ngũ của Hạ sĩ quan hoặc binh sĩ sẽ được tính là thời gian tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, được sử dụng làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong khoảng thời gian 24 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân cũng sẽ được coi như đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để có thể làm căn cứ tính hưởng các chế độ sau này. Cụ thể như sau:
– Trước khi nhập ngũ đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì sau khi xuất ngũ trở về địa phương sẽ được cộng nổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó với thời gian tại ngũ để làm căn cứ tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
– Trước khi nhập ngũ đã có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó xuất ngũ trở về địa phương và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, sẽ được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó với khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong quân đội sau này, theo công thức như sau:
Tổng thời gian hưởng bảo hiểm xã hội = thời gian đóng bảo hiểm xã hội cơ quan/tổ chức bên ngoài quân đội trước khi nhập ngũ + thời gian phục vụ tại ngũ + thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan/tổ chức bên ngoài quân đội sau khi xuất ngũ.
Theo đó thì có thể nói, khoảng thời gian đi nghĩa vụ quân sự không làm gián đoạn quá trình đóng bảo hiểm xã hội của công dân, đồng thời còn giúp người nhập ngũ tích thêm thời gian đóng bảo hiểm xã hội để có thể hưởng các chế độ quyền lợi về sau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 95/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của
– Thông tư 37/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
THAM KHẢO THÊM: