Mức bình quân tiền lương để tính lương hưu khi đóng bảo hiểm từ 1/1/1995. Cách tính mức hưởng lương hưu khi người lao động đóng bảo hiểm từ năm 1995 và về hưu vào năm 2019.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đóng bảo hiểm từ 1/1/1995 đến tháng 1 năm 2019 tôi nghi hưu thì có được theo qui định người đóng bảo hiểm xã hội từ 1/1/1995 sẽ được tính là 5 năm cuối không và cách tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn nêu bạn đóng bảo hiểm từ 1/1/1995. Đến tháng 1 năm 2019 bạn nghi hưu. Như vậy, đến năm 2019, bạn đóng được 24 năm bảo hiểm xã hội. Do bạn không nói rõ bạn là nam hay nữ, tính đến năm 2019 bạn bao nhiêu tuổi nên để được hưởng lương hưu bạn phải đáp ứng các điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 54
– Nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi;
– Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên khi nghỉ việc;
Về mức hưởng lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Theo đó, nếu bạn là nam thì cách tính mức hưởng lương hưu của bạn khi nghỉ năm 2019 như sau:
+ 17 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 45%
+ 7 năm sau, mỗi năm tăng thêm 2% = 7 x 2% = 14%
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn = 45% + 14% = 59%. Mức hưởng lương hưu bằng 59% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Còn nếu bạn là nữ thì tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là 15 năm tương đương với 45%, 9 năm còn lại tương đương với 18%. Như vậy, mức hưởng lương hưu bằng 63% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
>>> Luật sư tư vấn về cách tính mức bình quân tiền lương hưởng lương hưu: 1900.6568
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm do bạn không nêu rõ bạn là người lao động do người sử dụng lao động trả lương hay là do Nhà nước chi trả nên có thể xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1, bạn là người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì theo quy định tại khoản 1, Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn bởi Điều 9
– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
– Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Như vậy, theo quy định trên và xét trong trường hợp của bạn thì bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/1995, mức bình quân tiền lương để tính lương hưu sẽ được tính bình quân tiền lương tháng của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Ở đây, bạn nêu đến tháng 1 năm 2019 bạn nghi hưu nên mức bình quân tiền lương của bạn được tính từ 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu là tính từ năm 2013 đến 2019. Cụ thể:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
72 tháng |
Trường hợp 2, bạn là người lao động do người lao động trả tiền lương thì theo khoản 2, Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức bình quân tiền lương để tính lương hưu được tính như sau:
“2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Theo đó, nếu bạn có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động trả thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với bạn được tính như sau:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó: Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10
Trường hợp 3, bạn vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì theo khoản 3, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn như sau:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định | + | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |