Theo quy định, Quân nhân chuyên nghiệp khi đủ tuổi nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm về lĩnh vực này. Vậy, cách tính mức lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao? Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm cần tuân thủ quy định gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về lương hưu quân nhân chuyên nghiệp:
1.1. Đối tượng hưởng lương hưu:
Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:
– Đối tượng đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Cá nhân đảm nhiệm nhiệm vụ công tác cơ yếu được đảm bảo quyền lợi liên quan đến hưởng lương như với quân nhân (sau đây được viết tắt là người làm công tác cơ yếu).
1.2. Điều kiện nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp:
Ngoài ra, căn cứ Điều 8
– Thứ nhất, người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này cần đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm theo đúng quy định. Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội phải đủ 20 năm trở lên thì khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với cá nhân là quân nhân chuyên nghiệp:
Nam quân nhân cần đóng đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên tham gia công tác trực tiếp trong Quân đội; Ngoài ra, cần đảm bảo ít nhất 05 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được.
Thời gian công tác trong Quân đội được tính bao gồm cả thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ Quân đội;
+ Đối với cá nhân là công an nhân dân:
Nam công an nhân dân có đủ 25 năm trở lên, nữ công an nhân dân có đủ 20 năm trở lên công tác trong công an nhân dân, trong đó có ít nhất 05 năm được tính thâm niên nghề công an nhân dân, mà công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc tự nguyện xin nghỉ;
Thời gian được tính khi thực hiện công tác trong công an nhân dân bao gồm thời gian là sĩ quan; hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; Những học viên đang theo học được nhận sinh hoạt phí, công nhân công an, kể cả thời gian công an nhân dân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ công an nhân dân;
+ Đối với cá nhân công tác trong tổ chức cơ yếu:
Cá nhân làm công tác cơ yếu phải thực hiện nhiệm vụ của mình trong tổ chức cơ yếu có đủ 25 năm trở lên đối với nam, đủ 20 năm trở lên đối với nữ. Đối tượng này đã đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được;
Thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu bao gồm thời gian làm công tác cơ yếu, thời gian làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, kể cả thời gian người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu.
2. Cách tính lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp:
Khoản 1, khoản 2 Điều 9
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là người lao động) được nhà nước chi trả mức lương hưu hàng tháng. Mức lương được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
+ Đối với lao động nữ: tỷ lệ phần trăm hưởng lương được tính dựa theo tỷ lệ của các năm khác nhau. Cụ thể, Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
+ Đối với lao động nam: nếu cá nhân được hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm bắt đầu hưởng lương hưu:
Năm bắt đầu hưởng lương hưu | Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
Năm 2018 | 16 năm |
Năm 2019 | 17 năm |
Năm 2020 | 18 năm |
Năm 2021 | 19 năm |
Từ năm 2022 trở đi | 20 năm |
3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng BHXH của quân nhân được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP. Theo đó, khi làm việc trong quân đội thì sẽ có toàn thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Do đó, bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu của quân nhân được tính thep từng mốc thời gian như sau:
Trước 01/01/1995:
Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu / 60 tháng
Từ 01/01/1995 – 31/12/2000:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu / 72 tháng
Từ 01/01/2001 – 31/12/2006:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu / 96 tháng
Từ 01/01/2007 – 31/12/2015:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu / 120 tháng
Từ 01/01/2016 – 31/12/2019:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu / 120 tháng
Từ 01/01/2020 – 31/12/2024:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu / 240 tháng
Từ ngày 01/01/2025 trở đi:
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng / Tổng số tháng đóng BHXH
Lưu ý: Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu ngoài việc hưởng lương hưu thì còn được hưởng những chế độ gì?
Chế độ của quân nhân chuyên nghiệp được ghi nhận nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phong năm 2015 ghi nhận chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ như sau:
– Quân nhân chuyên nghiệp đủ điều kiện để được hưởng lương hưu được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của Luật này;
– Ngoài ra, quân nhân nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này bởi thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì cần chi trả chế độ hưởng trợ cấp một lần cho cá nhân này;
– Sau khi thôi phục vụ tại ngũ khi trở về chính quyền địa phương nơi cư trú thì được địa phương tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó đối chiếu với hướng dẫn tại Điều 3
– Quân nhân chuyên nghiệp đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi vì lý do thay đổi tổ chức biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng. Chính vì vậy, quân nhân chuyên nghiệp ngoài được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định hiện hành, còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo mức như sau:
+ Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì quân nhân được nhà nước hỗ trợ 03 tháng tiền lương;
+ Căn cứ vào số năm công tác tại ngũ để đưa ra mức trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương;
+ Những cá nhân này nhận được sự tôn trọng và hỗ trợ từ chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; Ngoài ra, còn có thể được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015;
– Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn về BHXH bắt buộc với quân nhân, công an.