Động vật hoang dã nếu nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì sẽ được nhà nước đứng ra bảo hộ. Vậy, hành vi mua động vật hoang dã để phóng sinh có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Mua động vật hoang dã để phóng sinh có bị xử phạt không?
Hiện nay ở Việt Nam động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn mua bán động vật hoang dã diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp hơn quy mô cũng vô cùng rộng lớn. Có một số loại số lượng vô cùng phong phú tuy nhiên gần đây đã giảm nhanh tại Việt Nam. Theo quan điểm được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự thì động vật hoang dã là các loài động vật nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIb; quy định của chính phủ hoặc thông qua phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Việc mua động vật hoang dã để thực hiện việc phóng sinh vô tình đã tiếp tay cho hoạt động buôn bán nuôi nước động vật hoang dã hành vi này là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được ghi nhận trong Bộ Luật Hình sự 2015.
1.1. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hành vi mua bán động vật hoang dã để phóng sinh:
Hành vi mua bán động vật hoang dã nằm trong các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp được quy định tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP, theo đó:
– Cá nhân nếu có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng khi thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc các sản phẩm của động vật rừng đạt giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 90 triệu đồng;
+ Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm, thuộc nhóm IIB có giá trị từ 35 triệu đồng đến dưới 45 triệu đồng;
+ Nhận thấy sản phẩm của động vật rừng nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm, thuộc nhóm IB trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng; …
Như vậy với quy định nêu trên việc mua bán động vật hoang dã vì bất kỳ mục đích nào cũng đang là trái với quy định của pháp luật và có thể bị áp dụng mức phạt tiền tối đa lên đến 90 triệu đồng.
1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về mua bán động vật hoang dã:
Cá nhân thực hiện hoạt động mua bán động vật hoang dã nếu bị phát hiện và đầy đủ các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 244 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017. Cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm nằm trong danh sách được Nhà nước ưu tiên bảo vệ hoặc danh sách thực vật rừng động vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm IB hoặc Phụ lục I ghi nhận trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có thể sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
+ Trên thực tế có hoạt động săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật này qua các khu vực hoặc quốc gia khác nhau nằm trong danh mục là nguy cấp, quý, hiếm đã được ưu tiên bảo vệ;
+ Có hành động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc các sản phẩm của động vật đã được ghi nhận tại điểm a khoản 1 của Điều 24 luật này;
+ Liên quan đến sử dụng ngà voi có khối lượng từ 2 kg đến dưới 20 kg hoặc sừng tê giác đạt khối lượng từ 50g đến dưới 1 kg;
+ Có hành động săn bắt, giết, nuôi, nhốt vận chuyển buôn bán trái phép thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nhóm Ib hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật thực vật hoang dã nguy cấp mà không nằm trong các loài quy định tại điểm a có Khoản này. Cùng với đó, hành vi sai phạm tác động từ 3 cá thể đến 7 cá thể lớp thú hoặc đối với lớp chim bò sát là từ 7 cá thể đến 10 cá thể; trong trường hợp động vật lớp khác thì sẽ tính từ 10 cá thể đến 15 cá thể.
+ Ngoài ra, còn phải kể đến hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 3 cá thể đến 7 cá thể lớp thú; từ 7 cá thể đến 10 cá thể lớp chim bò sát còn đối với trường hợp các động vật lớp khác thì có hành vi vi phạm từ 10 cá thể đến 15 cá thể được quy định tại điểm d Khoản này;
+ Đối với hành vi vi phạm về việc săn bắt, giết, nuôi nhốt, vận chuyển buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc các sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định đã được nêu trên mà đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà vẫn còn có sự vi phạm.
Như vậy, mặc dù việc mua bán thú hoang dã để phóng sinh nhưng hành vi này vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu loài động vật bạn lựa chọn mua thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc nằm trong danh mục thực vật rừng động vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật từ vật hoang dã nguy cấp.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm đối với hành vi mua động vật hoang dã để phóng sinh:
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm quy định như sau:
– Đối với cá nhân giữ vị trí là kiểm lâm viên đang thi hành công vụ thì được trao quyền: Áp dụng mức phạt cảnh cáo; Hoặc có thể phạt tiền đến 500.000 đồng;
– Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền thực hiện phạt cảnh cáo; hoặc tiến hành phạt tiền đến 10.000.000 đồng; Trong một số trường hợp áp dụng biện pháp bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
– Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm bao gồm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền: Phạt cảnh cáo; Mức phạt tiền được quy định lên đến 25.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này;
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền: xử phạt cá nhân có hành vi vi phạm như Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này;
– Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền: Áp dụng mức phạt cảnh cáo; Hoặc có thể bị phạt tiền đến 500.000.000 đồng; Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.”
– Cục trưởng Cục Kiểm lâm được trao thẩm quyền để áp dụn một trong các mức phạt như: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
3. Phải làm gì để ngăn chặn hành vi mua bán động vật hoang dã để phóng sinh?
Như đã biết, tình trạng nhập lậu các loài hoang dã hoặc săn bắt, mua bán động vật hoang dã để vận chuyển về các thành phố lớn cho các cá nhân có nhu cầu để phóng sinh hoặc nuôi làm thú cưng làm động vật cảnh dễ dàng ngày càng phổ biến. Đồng thời, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin làm cho tình trạng rao bán động vật hoang dã hoặc các sản phẩm động vật hoang dã cũng tràn lan trên các mạng xã hội gây khó khăn cho cơ quan Công an trong quá trình xác minh đấu tranh xử lý đối tượng vi phạm. Để có thể phần nào ngăn chặn hành vi mua bán động vật hoang dã thì trách nhiệm đối với các lực lượng chức năng phải được chú trọng:
– Cần có sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng như kiểm lâm, hải quan, Bộ đội biên phòng để có thể kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan đến hoạt động buôn bán, nuôi nhốt, săn bắt trái phép động vật hoang dã đồng thời cũng phải nhanh chóng xây dựng các kế hoạch về tuần tra, kiểm soát phát hiện ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm;
Liên quan đến việc tiếp nhận giải quyết nguồn tin đơn thư phản ánh về tội phạm cũng phải được chú trọng và đề cao hơn cương quyết đưa ra xử lý vi phạm để có tính gen gây với toàn xã hội nếu phát hiện hành vi mua bán động vật hoang dã;
– Hình thức để hỗ trợ trong việc phòng chống phát hiện các vụ buôn bán, săn bắt cần đẩy mạnh hơn trong truyền thông, thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã dưới nhiều hình thức thu được sự quan tâm từ người dân trong vấn đề này. Nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy thái độ tẩy chay ngăn chặn mạnh mẽ hành động sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm thuốc hoặc đem đi phóng sinh..;
– Mua bán động vật hoang dã không phải trong phạm vi một quốc gia khu vực mà còn cần mở rộng hợp tác quốc tế với mạng lưới thực thi pháp luật hiện có như tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL, ASEAN-WEN.. Việc mở rộng hợp tác quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, kết nối các cơ sở dữ liệu tội phạm và chủ động đưa ra các biện pháp công tác nhanh chóng nhất. Việc hợp tác này còn hỗ trợ cho quá trình tập huấn, đào tạo cán bộ trực tiếp thi hành việc quản lý bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam cũng như nâng cao kiến thức kỹ năng phối hợp thực hiện thu thập thông tin điều tra xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm.
Văn bản pháp luât được sử dụng:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017;
– Nghị định số 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.