Mua bán xe trộm cắp xử lý như thế nào? Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Mua bán xe trộm cắp xử lý như thế nào? Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có trao đổi một chiếc xe với người khác mà tôi lo sợ xe đó là trộm cắp. Tôi chỉ có thông tin chứng minh thư nhân dân của người đó mà người đó có nói là giấy tờ xe mới lại làm chính xác. Nếu là xe trộm cắp có làm lại được giấy tờ không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về vấn đề của bạn, sẽ có hai trường hợp:
Trường hợp một, nếu chiếc xe bạn trao đổi không phải do trộm cắp mà có thì việc trao đổi của bạn nếu có đủ giấy tờ chứng minh thì bạn có thể lập hợp đồng mua bán công chứng vẫn là một giao dịch dân sự có hiệu lực và bên bán có thể làm giấy tờ đăng ký xe bình thường để sang tên cho bạn.
Trong trường hợp hai, nếu chiếc xe bạn trao đổi là do trộm cắp mà có thì giao dịch này sẽ bị coi là vô hiệu theo quy định tại các Điều 131 và Điều 132 Bộ luật dân sự như sau:
"Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.
Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó."
Một khi chiếc xe bạn trao đổi là xe do ăn cắp mà có thì giao dịch dân sự này sẽ vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự này được quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự như sau:
"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự quy định như sau:
"Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
Trong trường hợp này bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không thể chứng minh được rằng mình không biết chiếc xe đó là do phạm tội (trộm cắp) mà có.
Trường hợp như bạn trình bày bạn chỉ có thông tin chứng minh thư nhân dân của người bán mà người đó có nói là giấy tờ xe mới lại làm chính xác. Tùy thuộc trường hợp nếu là xe trộm cắp thì không thể làm lại được giấy tờ chính xác của chủ xe trừ khi đó là giấy tờ giả.