Mua bán, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản? Thủy sản, sản phẩm thủy sản tiếng Anh là gì? Xuất nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản?
Thủy sản, sản phẩm thủy sản là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn. Hoạt động khai thác, chế biến và mua bán đều phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Trong đó, việc quy định nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng mang đến hiệu quả sử dụng. Đồng thời là quản lý trong hoạt động chế biến, trong thủ tục hợp pháp để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Đồng thời mang đến hiệu quả khai thác cũng như bảo vệ môi trường.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống;
– Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Mua bán, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản:
Mua bán, chế biến phải đảm bảo theo quy định pháp luật. Nội dung này được đề cập trong Điều 96 Luật Thủy sản năm 2017. Điều 96. Mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản.
– Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ (khoản 1 Điều 96).
Trong hoạt động của các cơ sở mua bán, chế biến phải đảm bảo về an toàn thực phẩm. Mang đến nguồn thủy sản chất lượng dinh dưỡng cao. Cũng như là nguồn hàng có giá trị trong giao dịch mua bán. Trong hoạt động của cơ sở phải đảm bảo an toàn, không làm hại đến môi trường. Các hóa chất phải được sử dụng và kiểm soát cho đúng mục đích. Phải thải ra môi trường với các khâu sử lý để loại bỏ các chất thải độc hại.
– Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm (khoản 2 Điều 96).
Nguồn gốc đầu vào của nguồn nguyên liệu phải rõ ràng. Thủy sản là các động vật sống có giá trị dinh dưỡng cao, cần phải tươi ngon. Cơ sở chế biến, mua bán phải xuất được các hồ sơ, giấy tờ hợp lệ với các lô hàng được chuyển giao. Nhằm kiểm soát tốt chất lượng đầu vào, cũng như chuẩn quy trình mang đến đầu ra đạt chất lượng tốt.
Thủy sản là nguồn thức ăn cho con người, có giá trị cao. Do đó người dùng phải được sử dụng các sản phẩm đúng chất lượng, cung cấp dinh dưỡng cần thiết. Việc quản lý và kiểm tra sẽ được thực hiện thường xuyên bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (khoản 3 Điều 96).
Tại vùng công bố dịch bệnh, phải thực hiện các quy trình kiểm tra sản phẩm. Nhằm kiểm dịch thực vật, loại bỏ các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn tiêu thụ. Các sản phẩm này hoàn toàn có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Do đó, trước khi tiến hành mua bán, phải thực hiện quy định kiểm tra, kiểm dịch động thực vật.
2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản tiếng Anh là gì?
Thủy sản, sản phẩm thủy sản tiếng Anh là Seafood, aquatic products.
3. Xuất nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản:
Để sản phẩm thủy sản được lưu hành trên thị trường nước ngoài, cần thực hiện các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Trách nhiệm đến từ hoạt động kiểm soát của cơ sở xuất nhập khẩu. Và việc quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nội dung này được ghi nhận trong điều 98 Luật Thủy sản năm 2017 và các quy định liên quan. Điều 98. Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản như sau:
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Việc xuất nhập khẩu phải thể hiện rõ nội dung của sản phẩm xuất khẩu. Thủy sản phải có nguồn gốc, xuất xứ trên giấy tờ về khai thác, về giao dịch mua bán. Các cơ sở chế biến phải đảm bảo cho nguồn dinh dưỡng, chất lượng thủy sản và các thông số kỹ thuật được đảm bảo.
Nếu sản phẩm thủy sản đến từ các vùng có dịch, còn cần thực hiện kiểm dịch động thực vật. Để mang đến nguồn sản phẩm không có nguy cơ lây nhiễm bệnh trên thực tế.
Các quy định nghiêm ngặt đảm bảo tiêu chuẩn khác nhau của các sản phẩm nhập khẩu. Bởi đây là nguồn thức ăn có thể được người dân tiêu thụ với số lượng lớn. Cho nên ngoài chất lượng, còn cần đúng quy trình trong các khâu khai thác, chế biến. Khi nhập khẩu vào thị trường Việt nam, phải đảm bảo khung thông số kỹ thuật và các tiêu chuẩn đặt ra cho thị trường trong nước. Điều này hướng đến đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, các quyền và lợi ích nhận được đúng với hoạt động của từng khâu làm việc.
– Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu và quy định tại khoản 3 Điều này.
Đây là quy định đối với hoạt động xuất khẩu. Các sản phẩm này có thể được chuyển giao trong thị trường của hai hay nhiều quốc gia, được xác định là nước nhập khẩu và nước xuất khẩu.
Để đủ các điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, cơ sở phải đảm bảo yêu cầu xuất khẩu theo pháp luật Việt nam. Đó là các quy định về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định bên trên.
Đặc biệt là phải đảm bảo các điều kiện trong nguồn sản phẩm sẽ nhập khẩu vào nước nhập khẩu. Tùy thuộc từng quốc gia mà họ quy định điều kiện cho sản phẩm thủy sản nhập khẩu khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này cũng hướng đến chất lượng tốt nhất, quy trình chuyên nghiệp nhất mang đến nguồn sản phẩm tiêu thụ cho người dân nước họ.
– Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu thủy sản sống trong các trường hợp sau đây:
+ Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu. Tức là có khả năng được phép xuất khẩu, nhưng cần các điều kiện đi kèm.
+ Có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện. Thủy sản sống được xem là các sản phẩm xuất khẩu có điều kiện. Do vậy, phải quan tâm đến các điều kiện thực tế đặt ra để được xuất khẩu các sản phẩm đó là gì. Từ đó các cơ sở thực hiện đúng quy trình, đáp ứng các điều kiện đó nếu muốn được cho phép xuất khẩu mặt hàng này.
+ Có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện. Thông thường các sản phẩm này sẽ không được xuất khẩu, đúng quy định. Tuy nhiên, vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, mang đến các nhu cầu và ý nghĩa tiếp cận tiến bộ trong nền kinh tế. Các sản phẩm này phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, việc xem xét các điều kiện khác nhau trong quy định pháp luật để phản ánh: Các sản phẩm thủy sản sống nào được xuất khẩu? Thực hiện trong điều kiện cụ thể nào?
– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam:
Các mục đích nhập khẩu phải được phản ánh rõ, nhằm tiếp cận các lợi ích kinh tế lớn. Trong quy định pháp luật, các trường hợp được phép nhập khẩu này bao gồm:
+ Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí. Việc nhập khẩu phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
+ Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học. Việc nhập khẩu phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Các mục đích này hướng đến tìm kiếm lợi ích trong hoạt động quốc gia. Do đó các cơ sở khi được cấp phép nhập khẩu phải thực hiện đúng trách nhiệm mục đích ban đầu. Đây là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong cam kết, trách nhiệm khi tham gia nhập khẩu.
– Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thực hiện trong trường hợp sau đây:
+ Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
+ Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
Tất cả đều nhằm nhanh chóng, kịp thời tiếp nhận và kiểm tra quy trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Tạo sự tin tưởng trong hoạt động quản lý điều kiện xuất nhập khẩu thủy sản của Việt nam. Từ đó giúp các quốc gia đối tác thúc đẩy các nhu cầu thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu, tìm kiếm lợi ích phát triển kinh tế hiệu quả.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
Trình tự, thủ tục này được hướng dẫn trong nội dung Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT. Cùng với nội dung sửa đổi tại Điều 7 Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.
– Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
Nhằm có căn cứ xác định điều kiện xuất khẩu của các loại thủy sản. Nội dung quy định được thực hiện ở các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trong đó:
+ Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục IX.
+ Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục X.