Một số vấn đề pháp lý về nhãn hiệu kết hợp. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu kết hợp được xét trên những tiêu chí nào?
Nhãn hiệu kết hợp được tạo ra trên cơ sở kết hợp giữa những yếu tố về từ ngữ, chữ cái, chữ số và những yếu tố hình ảnh, hình khối. Tuy không được cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 nhưng về mặt lý luận thì nhãn hiệu kết hợp lại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi các yếu tố từ ngữ kết hợp với các yếu tố hình ảnh tạo nên một chỉnh thể thống nhất, liên kết với nhau cả về kết cấu và nội dung thì sẽ tạo ra phương án nhãn hiệu tối ưu.
Thông thường, nhãn hiệu kết hợp được cấu tạo từ phần từ ngữ và phần hình ảnh, trong đó phần hình ảnh và phần từ ngữ thường minh họa lẫn cho nhau. Pháp luật Việt Nam hiện cũng chỉ có những qui định cụ thể về nhãn kết hợp giữa nhãn hiệu chữ và nhãn hiệu hình (điểm 39.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN). Về điều kiện bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này thì khả năng phân biệt của nhãn hiệu kết hợp phải được đánh giá trong tổng thể sự kết hợp giữa các yếu tố tạo thành nhãn hiệu chứ không phải chỉ dựa trên việc xem xét khả năng phân biệt của từng yếu tố một cách riêng biệt. Mục 39.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định: một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình kết hợp tạo thành một tổng thể có khả năng phân biệt. Cụ thể là các trường hợp như sau:
– Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt.
– Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác của người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt
– Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu đó tạo ra một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là có khả năng phân biệt
– Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hìnhg không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt trong qua trình sử dụng
– Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng theo quy định tại điểm 39.5 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN:
+ Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h và các điểm 39.4.a, b, c, d, e của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.
Như vậy, những nhãn hiệu kết hợp giữa các yếu tố hình khối và từ ngữ hoặc hình ảnh luôn được coi là có sức biểu cảm và tính phân biệt cao. Việc áp dụng phổ biến loại nhãn hiệu kết hợp trong thục tiễn họat động thương mại đã chứng tỏ khả năng phân biệt nổi trội của loại nhãn hiệu này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc đăng ký nhãn hiệu
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: