Có nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức về yếu tố lỗi nhưng nhìn chung lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý.
Có nhiều quan điểm khác nhau trong nhận thức về yếu tố lỗi nhưng nhìn chung lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý. Các học giả còn phân biệt mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm lỗi vô ý nặng và lỗi vô ý nhẹ. Trong bài viết này, chỉ bàn về yếu tố lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với mục đích đáp ứng phần nào cách nhìn nhận về yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm dân sự.
– Hành vi có lỗi:
Trong trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng thì lỗi là yếu tố bắt buộc chung, nếu thiếu yếu tố lỗi thì không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nhưng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì yếu tố lỗi không bắt buộc trong mọi trường hợp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 308 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Khoản 1 Điều 308 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. Theo quy định của khoản 2 Điều 309 BLDS thì nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Khoản 2 Điều 308 quy định:
“Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.
Quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình. Ví dụ: A có hiềm khích với B, chính vì vậy, A đã rủ C đánh B. Dù biết, hành vi của mình là gây thiệt hại cho người khác nhưng C vẫn cùng A đánh B.
Người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ: mong muốn có thiệt hại xảy ra. Ví dụ: như hành vi cố ý gây dùng hàng rào điện để bảo vệ vườn hoa quả vào mùa thu hoạch; hoặc không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Ví dụ: trong quá trình sản xuất, công ty A đã để cho hệ thống nước thải rò rỉ, công ty A biết chuyện này nhưng vẫn không có biện pháp khắc phục và đã làm cho hoa màu khu vực đó chết vì bị nhiễm độc.
Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý. Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi. Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ.
Theo quy định tại điều 11 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó. Một sự kiện gây thiệt hại là sự kiện bất ngờ khi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố sau: Hành vi gây thiệt hại; thiệt hại không thuộc hành vi trái pháp luật; người gây thiệt hại không có lỗi. Như các yếu tố trên không thể làm phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do thiếu yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại không phải là hành vi trái pháp luật, không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Như vậy, người có hành vi liên quan đến thiệt hại không phải là người gây thiệt hại do nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, đồng thời người có hành vi đó không thể hiện ý chí mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra cho người khác. Như vậy, người có hành vi thuộc trường hợp bất ngờ thì hành vi của người đó không có lỗi. Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
Đối với thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Sự biến pháp tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại được quy định tại khoản 1 điều 605 BLDS. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật. Theo đoạn 2 khoản 2 Điều 308 BLDS. Lỗi vô ý được xác định là:
“Trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có hành vi đó thì vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự.
Khi xác định, phân tích sự biến pháp lý thì phải làm rõ sự biến pháp lý tuyệt đối không chứa đựng yếu tố lỗi dưới bất kỳ hình thức nào. Về mặt lý luận, thì sự biến pháp lý tuyệt đối là sự biến của một sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức của con người – ý thức của con người không kiểm soát được sự kiện đó. Sự biến pháp lý tuyệt đối có ý nghĩa pháp lý đặc thù, bởi vì sự biến đó được đặt trong mối liên hệ về không gian và thời gian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hoặc hai bên chủ thể của quan hệ đó. Như vậy, có thể hiểu rằng lỗi vô ý luôn tồn tại trong sự biến pháp lý tương đối, còn lỗi thuộc mọi hình thức không thể tồn tại trong sự biến pháp lý tuyệt đối. Sự nhận thức trên có ý nghĩa về mặt lý luận trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo điều 617 BLDS qui định trách nhiệm hỗn hợp nhưng trách nhiệm hỗn hợp được loại trừ:
“Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.
Theo qui định trên, hình thức lỗi của người bị thiệt hại không cần phải xác định, mà lỗi hiểu theo nghĩa hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Ví dụ: A đang đi trên đường, thấy nhà B có một con chó berger Đức được nhà B nuôi làm cảnh, A có ý định bắt trộm, tối hôm đó A đã lẽn vào nhà B để bắt trộm, nhưng khi đang nấp ở gốc cây trong vườn nhà B thì A đã bị con chó lao ra cắn. Trong trường hợp này B không phải chịu trách nhiệm dân sự.
Để hiểu rõ hơn về quy định này thì ta cần phân tích các dấu hiệu trong quy định này về lỗi và thiệt hại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vô ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thì người đó không phải bồi thường. Người gây thiệt phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị gây thiệt hại. Mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra luôn luôn xác định được trong một thiệt hại cụ thể. Nhưng trách nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại hay không còn tùy thuộc vào sự kiện xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người có hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại cũng có lỗi, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Thứ hai. Trong bộ luật dân sự chỉ có quy định về lỗi vô ý và lỗi cố ý. Việc áp dụng Điều 617 Bộ luật dân sự trong việc giải quyết trách nhiệm dân sự hỗn hợp được dựa trên mức độ lỗi như thế nào? Lỗi là một yếu tố trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên nó có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác để cấu thành một trách nhiệm dân sự như hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả(trừ trường hợp trách nhiệm dân sự đặt ra không cần yếu tố lỗi như: thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, ô nhiễm môi trường). Hình thức lỗi cũng không phải là không thể xác định. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, thì hình thức lỗi nếu xét về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnh hưởng tới mức độ và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra. vì vậy, người gây thiệt hại cho dù là cố ý hay vô ý thì cũng không thể giảm nhẹ trách nhiệm dân sự hoặc tăng nặng trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt theo quy định của pháp luật thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường theo khoản 2 điều 605:
“Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.
Những trường hợp phổ biến trong việc miễn giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại thường phát sinh trong các trường hợp sau đây: Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình (Khoản 2 điều 605); Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại thỏa thuận với nhau về mắc bồi thường thấp hơn thiệt hại. Trường hợp thứ nhất, pháp luật qui định người gây thiệt hại bồi thường thấp hơn thiệt hại do hành vi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với điều kiện bồi thường của người gây thiệt hại. Qui định này đã loại trừ người gây thiệt hại có lỗi cố ý và pháp luật không qui định xem xét để giảm mức bồi thường. Tuy nhiên trong trường hợp người gây thiệt hại có lỗi cố ý nhưng có sự thỏa thuận với người bị thiệt hại về mức bồi thường thấp hơn thiệt hại, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội và được
“Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”.
Như vậy trong trường hợp này, người gây thiệt hại có thể được giảm hoặc phải tăng mức bồi thường thiệt hại do lỗi của mình. Ví dụ: Biết cả nhà anh K về quê, A, B, C bàn bạc với nhau chờ đêm đến sẽ phá khóa nhà K để vào trộm cắp tài sản. Đêm đó, chỉ có A, B phá khóa vào lấy xe máy, tiền, vàng và một số tài sản khác, trị giá khoảng 100 triệu đồng. C nhận trách nhiệm tìm chỗ tiêu thụ số tài sản trộm cắp trên. D thuê nhà gần đó, khi đi chơi đêm về thấy nhà K cửa mở toang, liền lẻn vào, bê nốt ti vi và một số đồ đạc khác (do A, B bỏ lại vì không mang đi được) trị giá khoảng 10 triệu.
Thứ ba, Điều 617 BLDS qui định về trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong BLDS không có quy định về mức độ lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi gây ra thiệt hại là rất khó khăn để mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình. Mức độ lỗi trong trường hợp này được xác định dựa trên những cơ sở lý luận pháp luật hình sự trong việc phân biệt mức độ lỗi vô ý vì quá cẩu thả, vô ý vì quá tự tin của một người mà gây ra thiệt hại thì tương ứng với nó mức bồi thường thiệt hại có khác nhau. Như vậy thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệt hại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ quan của người đó. Việc xác định trách nhiệm hỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính hợp lý của cách xác định đó. Qua phân tích trên, chúng ta đã loại trừ trường hợp cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại đều có lỗi cố ý trong việc gây thiệt hại, mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhau và cho chính bản thân mình.
Khi phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần thiết phải hiểu rõ quy định tại Điều 617 BLDS:
“Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.
+ Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Trường hợp này phù hợp với việc gây thiệt hại trong tình huống bất ngờ.
+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.
+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức lỗi vô ý hay cố ý thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.