LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp thông tin cần biết cho bạn đọc khi giao kết hợp đồng thuê tài sản.
Hợp đồng dân sự là chế định cơ bản của pháp luật dân sự, tranh chấp hợp đồng dân sự diễn ra rất phổ biến, chiếm số lượng lớn trong số những tranh chấp dân sự tại Tòa án trong những năm gần đây.
Đặc biệt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay các giao dịch thuê tài sản chiếm một số lượng lớn bởi tính ưu thế của loại hợp đồng này, cùng với đó các tranh chấp phát sinh từ đó cũng ngày một gia tăng và ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người tham gia giao dịch. Vậy để bảo vệ quyền lợi của mình các bên cần phải lưu ý những gì? Trong bài viết này LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp thông tin cần biết cho bạn đọc khi giao kết hợp đồng thuê tài sản.
1. Các quy định chung về hợp đồng thuê tài sản:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê (Điều 480- “Bộ luật dân sự năm 2015”). Hợp đồng thuê tài sản chính là công cụ pháp lý nhằm khai thác tối đa giá trị sử dụng của tài sản và mang lại lợi ích cho cả bên thuê và bên cho thuê. Các quy định về hợp đồng thuê tài sản được quy định từ Điều 480- Điều 491 “Bộ luật dân sự năm 2015”. Trong đó, có một số vấn đề cần lưu ý:
– Các quy định về giá thuê (Điều 481),
– Cho thuê lại (Điều 483),
– Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản (Điều 491)
Đây là những quy định có tính nguyên tắc khi xác lập và thực hiện hợp đồng thuê tài sản các chủ thể phải tuân thủ. Hợp đồng thuê tài sản là một giao dịch dân sự cụ thể. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp phải áp dụng những quy định về điều kiện có hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự (Điều 122). Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định trong những hợp đồng thuê tài sản cụ thể. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp cần đối chiếu giữa hợp đồng cụ thể với những quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” về hợp đồng thuê tài sản để xem xét việc thỏa thuận của các bên trong hợp đồng có trái pháp luật hay không.
2. Các loại hợp đồng thuê tài sản phổ biến.
Trên thực tế, hợp đồng thuê tài sản có hai loại hợp đồng phổ biến đó là hợp đồng thuê nhà và
Thứ nhất, về hợp đồng thuê nhà bao gồm có hai loại là: Thuê nhà để ở và thuê nhà nhằm mục đích khác. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà cần lưu ý đến yếu tố hình thức của hợp đồng. Trong trường hợp thuê nhà có thời hạn từ 6 tháng trở lên, thì hợp đồng thuê nhà phải được công chứng hoặc chứng thực và đăng ký (Điều 492). Lưu ý trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là nhà chung cư nhưng cho thuê làm trụ sở kinh doanh, thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chung cư và điều kiện về việc chuyển mục đích từ nhà ở sang mục đích khác. Trong trường hợp bên cho thuê chuyển nhượng quyền sở hữu nhà khi đang cho thuê nhà (đang trong thời hạn cho thuê), thì bên thuê nhà vẫn có quyền thuê nhà theo thời hạn của hợp đồng với những điều khoản đã được thỏa thuận trước đó (khoản 2 Điều 496).
>>> Luật sư
Thứ hai, hợp đồng thuê khoán tài sản: Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức (Điều 502). Các bên trong hợp đồng chỉ được thỏa thuận về thời hạn thuê khoán trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán (Điều 503). Tùy từng loại đối tượng, hợp đồng thuê khoán có thể được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc không. Đối với thuê khoán súc vật, trong thời hạn thuê khoán nếu súc vật sinh con thì người thuê khoán được hưởng ½ số súc vật mới sinh và phải chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 509).