Một số vấn đề liên quan đến con dấu. Quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về con dấu doanh nghiệp.
Một số vấn đề liên quan đến con dấu. Quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về con dấu doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp năm 2014 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, đưa nhiều quy định mới đi vào thực tiễn, trong đó có quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp. Một số điểm liên quan đến con dấu doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:
Về hình thức, nội dung, số lượng con dấu:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu. Tuy nhiên, nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.
Tại Khoản 1, Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc về con dấu quy định tại Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau”.
Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp:
Khoản 2, Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
“2. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu”.
Như vậy, theo quy định trên, thời điểm có hiệu lực của con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải gửi thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh đoanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp được chủ động khắc dấu bằng cách tự làm lấy con dấu của mình hoặc sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và các doanh nghiệp khắc dấu chuyên nghiệp hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm con dấu doanh nghiệp như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Về cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu doanh nghiệp:
Theo quy định ở trên thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mục đích của quy định này là nhằm công bố công khai cho cho xã hội và bên thứ ba được biết về con dấu của doanh nghiệp.
Việc quản lý và sử dụng con dấu:
Chính phủ Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014 liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu. Theo đó, con dấu doanh nghiệp được quản lý và sử dụng theo quy định sau:
– Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/7/2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP. Đồng thời, thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Như vậy, việc quy định cho doanh nghiệp được chủ động về một số vấn đề liên quan tới con dấu đã tạo nên những thay đổi theo hướng cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đây là một trong những vấn đề có tính cải cách mạnh mẽ nhất của Luật doanh nghiệp năm 2014.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hỏi về vấn đề con dấu doanh nghiệp
– Con dấu doanh nghiệp có là tài sản của doanh nghiệp
– Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại