Một số trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 623, Điều 627 Bộ luật dân sự:
1. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự đã quy định rõ nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với nguồn nguy hiểm cao độ như phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó năng cao trách nhiệm của chủ sở hữu đối với nguồn nguy hiểm cao độ. Cũng tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 623 đã quy định rõ về trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ khi có thiệt hại xảy ra. Ngay cả trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì Khoản 4 Điều 623 cũng quy định rõ trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Trong trường hợp chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy sẽ giúp nâng cao ý thức của chủ sở hữu, người đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng có một vài điểm chưa được hoàn thiện khi quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thứ nhất, Bộ luật dân sự chưa có quy định cụ thể về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ. Việc liệt kê các nguồn nguy hiểm cao độ như quy định tại Khoản 1 Điều 623 chắc chắn sẽ không đầy đủ, thậm chí không thống nhất với các quy định trong văn bản pháp luật khác. Ví dụ: các loài động vật như rắn, trăn, cá sấu,… khi gây thiệt hại thì sẽ không thể căn cứ vào Điều 623 Bộ luật dân sự để quy kết trách nhiệm của chủ sở hữu hay những người đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng.
Thứ hai, về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hiện nay chưa có quy định nào phân biệt rõ khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Như vậy trong nhiều trường hợp cứ có thiệt hại xảy ra mà liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ thì đều áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự. Việc này có thể dẫn đến quy kết không đúng trách nhiệm đối với chủ sở hữu, người đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Ví dụ : A sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ với mục đích gây thiệt hại cho B. Lúc này không phải tự thân nguồn nguy hiểm gây ra mà do ý chí chủ quan của con người. Trong trường hợp này nếu quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 623 thì sẽ không thỏa đáng.
Thứ ba, nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao qua
2. Bồi thường thiệt hai do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Nhà cửa, công trình xây dựng khác là những tài sản có giá trị, mang lại cho người sử dụng những lợi ích to lớn, nhưng cũng ẩn chứa đằng sau những mối nguy hiểm khôn lường cho chính bản thân người sử dụng và những người xung quanh. Cũng như những trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra quy định tại các Điều 623, 625, 626 Bộ luật dân sự, trường hợp bồi thường thiệt hại cũng dựa trên nguyên tắc suy đoán lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng và quản lý nhà ở công trình xây dựng khác. Những chủ này phải chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra xâm hại đến lợi ích của người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị hại hay sự kiện bất khả kháng.
Dường như theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự thì chỉ có 2 chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra là chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng và người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác. Liệu như vậy đã hợp lý hay chưa và trên thực có phải lúc nào cũng chỉ có 2 chủ thể này có liên quan đến thiệt hại xảy ra? Một vấn đề cần quan tâm là liệu người quản lý có đồng thời là người sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác hay không ? Sau đây em xin được chia ra làm 3 trường hợp:
Thứ nhất, người quản lý đồng thời là người sử dụng theo đó họ sẽ có toàn quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở, công trình xây dựng khác vì vậy khi có thiệt hại xảy ra thì đương nhiên vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra với họ là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, người quản lý không đồng thời là người sử dụng trong trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho người khác trong coi nhà ở, công trình xây dựng khác. Theo nguyên tắc những người này chỉ có quyền quản lý chứ không có quyền khai thác giá trị sử dụng để hưởng lợi vậy nếu có thiệt hại xảy ra trong thời gian người này quản lý thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, người sử dụng không đồng thời là người quản lý nhà cửa, công trình xây dựng khác trong trường hợp chủ sở hữu cho thuê một tòa nhà chung cư nhưng mọi vấn đề an ninh, điện nước thuộc phạm vi nghĩa vụ của chủ sở hữu và nếu có thiệt hại xảy ra thì ai sẽ phải là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
>>> Luật sư
Trong Điều 627 Bộ luật dân sự quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thì chỉ loại trừ trách nhiệm của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà ở, công trình xây dựng khác khi thuộc vào 2 trường hợp: Lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị hại hoặc do sự kiện bất khả kháng gây ra. Câu hỏi đặt ra là nếu chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác chứng minh được lỗi hoàn toàn do người khác gây ra như người thi công nhà cửa, công trình xây dựng mà giữa họ không có thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại xảy ra trong thời gian thi công thì trách nhiệm thuộc về ai ?
Một vấn đề khá phổ biến trên thực tế nữa là những nhà cửa, công trình xây dựng bị bỏ hoang, không xác định được ai là chủ sở hữu hay ai là người có trách nhiệm quản lý, trông coi thì nếu những nhà cửa, công trình này sụp đổ gây thiệt hại cho người khác thì người bị thiệt hại sẽ đi tìm ai để yêu cầu bồi thường ?