Thực tế trong quá trình đấu thầu, rất nhiều trường hợp nhà thầu bị đánh rớt hồ sơ dự thầu vì có sai sót trong bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp nhằm bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu. Dưới đây là một số sai sót thường gặp trong bảo lãnh dự thầu:
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về bảo lãnh dự thầu:
Căn cứ Điều 14
– Hình thức đặt cọc.
– Thực hiện nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
– Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu hiện nay, bảo lãnh dự thầu sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Lưu ý: phải thực hiện biện pháp bảo lãnh dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Nếu như áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn thì nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
2. Một số sai sót thường gặp trong bảo lãnh dự thầu:
Thứ nhất, bảo lãnh dự thầu ghi sai tên đơn vị thụ hưởng: Đây là trường hợp nhà thầu rất hay gặp phải trên thực tế. Nếu như ghi sai hoàn toàn tên đơn vị thụ hưởng, tức bảo lãnh dự thầu ghi tên đơn vị thụ hưởng là tên chủ đầu tư, không phải tên bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại.
Thứ hai, thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu khác với thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu:
Vì những lỗi đánh máy hoặc sự không cẩn thận mà nhiều nhà thầu đã đánh nhầm số ngày có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Ví dụ như: yêu cầu hiệu lực của đảm bảo dự thầu là 180 ngày nhưng do lỗi đánh máy hoặc sai sót nào đó mà bảo lãnh dự thầu lại ghi thành 170 ngày. Đây cũng là một lỗi sai sót lớn và thường gặp khiến hồ sơ dự thầu bị loại.
Thứ ba, bảo lãnh dự thầu có giá trị thấp hơn yêu cầu trong thông báo mời thầu:
Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại. Có thể nguyên nhân do ngân hàng làm việc không để ý hoặc do doanh nghiệp không đủ năng lực. Việc này là lỗi lớn, do đó sau khi ngân hàng phát hành bảo lãnh dự thầu thì nhà thầu cần phải có sự kiểm tra cẩn thận lại các thông tin để đảm bảo các thông tin chính xác.
Thứ tư, khi nộp hồ sơ online, nhà thầu scan văn bản bảo đảm dự thầu thiếu mất trang chữ ký của ngân hàng: Thực tế trường hợp này cũng đã có. Vì một vài thiếu sót trong quá trình upload E-HSDT lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mà nhà thầu scan thiếu trang chữ ký của ngân hàng trong bảo đảm dự thầu.
Do đó, nhà thầu cần chú trọng hơn trong việc kiểm tra lại hồ sơ.
3. Mức bảo lãnh dự thầu và thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu:
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Luật đấu thầu năm 2023 quy định về mức bảo lãnh dự thầu sẽ căn cứ dựa trên quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu, cụ thể như sau:
– Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng: mức bảo lãnh dự thầu rơi từ 1% đến 1,5% giá gói thầu.
– Đối với gói thầu không thuộc trường hợp trên: mức bảo lãnh dự thầu rơi từ 1,5% đến 3%.
Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu sẽ được quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
Pháp luật quy định sau thời điểm đóng thầu có thể gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Khi đó, nhà thầu, nhà đầu tư sẽ thực hiện gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp.
Hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại nếu như nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn, theo đó, bên mời thầu trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư. Tuy nhiên, bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả trong những trường hợp sau:
– Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định dưới đây:
+ Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ.
+ Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
+ Hành vi thông thầu như:
- Tiến hành dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu.
- Tiến hành dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu.
- Nhà thầu, nhà đầu tư xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu mặc dù có đủ năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Có hành vi gian lận thầu như:
- Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Có hành vi làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.
+ Có hành vi cản trở:
- Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu.
- Tiến hành hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
- Vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.
- Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu.
+ Không đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu.
+ Có hành vi tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
+ Có hành vi chuyển nhượng thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
– Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng.
– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung.
– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng.
– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật đấu thầu năm 2023.
THAM KHẢO THÊM: