Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động như sau.
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh chị luật sư!
Em có tình huống sau em rất mong được anh chị tư vấn giúp em ạ. Công ty X có nhu cầu giao kết
Để soạn thảo HĐLĐ giúp công ty thì em cần phải soạn thảo những nội dung chính nào? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 104 quy định về thời giờ làm việc bình thường:
“Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” (Điều 26 BLLĐ. Với tình huống trên, chủ thể của quan hệ HĐLĐ bao gồm NLĐ là chị B, NSDLĐ là Cty X. Để soạn thảo HĐLĐ giúp công ty, bạn cần lưu ý những nội dung sau:
1. Soạn thảo điều khoản về thời hạn và công việc phải làm
Đây là điều khoản quan trọng nhất, thể hiện các nội dung cơ bản của HĐLĐ. Mặt khác những nội dung cụ thể của điều khoản này cũng là những vấn đề thường gặp trong các vụ tranh chấp xảy ra. Trong điều khoản về thời hạn và công việc phải làm, các bên thỏa thuận với nhau về các nội dung sau:
– Loại HĐLĐ: Cty X có nhu cầu giao kết HĐLĐ với chị B làm công việc kế toán trong vòng 3 năm. Do đó căn cứ theo quy định tại Điều 27 BLLĐ, các bên phải thỏa thuận cụ thể đây là HĐLĐ có xác định thời hạn và ghi vào bản hợp đồng là hợp đồng có xác định thời hạn từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào.
– Thời gian thử việc: phải ghi rõ là 1 tháng. Tiền lương của chị B trong thời gian thử việc 1 tháng ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó, tức là 3.5 triệu đồng.
– Địa điểm làm việc: Cty X căn cứ vào tính chất của công việc kế toán và đặc điểm hoạt động của đơn vị mình mà xác định địa điểm làm việc cho chị B phù hợp với công việc đó.
– Chức danh chuyên môn: Nếu Cty X là công ty Nhà nước thì căn cứ vào danh mục và tiêu chuẩn chức danh chuyên môn theo quy định của Nhà nước. Cty X tuyển chị B vào làm việc với chức danh kế toán thì phải ghi rõ trong HĐLĐ là chức danh chuyên môn Kế toàn
– Chức vụ, công việc phải làm: Điều khoản này là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện nghĩa vụ lao động của chị B, là căn cứ để xác định trách nhiệm pháp luật của các bên khi xem xét trách nhiệm kỷ
2. Điểu khoản về chế độ và điều kiện làm việc
Chế độ và điều kiện làm việc bao gồm những thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các điều kiện bảo đảm để chị B thực hiện các công việc, chức vụ theo hợp đồng:
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: pháp luật lao động đã quy định số giờ làm việc tối đa, được chia theo ngày, tuần (mối ngày làm việc không quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ). Khi giao kết HĐLĐ, các bên thỏa thuận cụ thể việc áp dụng chế độ làm việc theo mức khoán khối lượng công việc theo ngày hay làm công nhật. Nếu làm công nhật thì theo chế độ 40 giờ hoặc 48 giờ trong một tuần; nếu làm việc theo ca và phải luân phiên thì lịch đổi ca như thế nào; nếu phải làm thêm giờ thi ghi rõ số giờ làm thêm trong ngày, tuần. Về thời giờ nghỉ ngơi: bao gồm việc nghỉ giữa ca, buổi, ngày nghỉ trong tuần, trong năm, nghỉ việc riêng, nghỉ theo chế độ đối với lao động đặc biệt (chị B là lao động nữ). Pháp luật đã có quy định mức thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu, các bên không được phép thỏa thuận về thời giờ nghỉ ngơi ít hơn. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công việc, các bên thỏa thuận với nhau về thời điểm nghỉ ngơi cụ thể hoặc thỏa thuận cho chị B được nghỉ nhiều hơn so với quy định của pháp luật.
– Điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, công cụ, phương tiện làm việc: Nội dung chủ yếu của điều khoản này là chế độ bảo hộ lao động. Nếu là công việc kế toán thì môi trường làm việc thường là “thường xuyên làm việc trong văn phòng”. Tùy thuộc vào từng loại công việc mà các bên phải ghi trong HĐLĐ về chế độ trang bị bảo hộ theo mức bằng hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn nhà nước quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong HĐLĐ là nội dung chủ yếu và quan trọng của HĐ, bao gồm các điều khoản về các quyền lợi, chế độ mà NLĐ được hưởng, tương ứng về quyền tổ chức, điều hành, quản lý và phân công lao động của NSDLĐ. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và nghĩa vụ của NLĐ đã được quy định trong các văn bản pháp luật; còn các quyền lợi của NLĐ thì phảp luật chỉ quy định mức tối thiểu. Việc xác định mức hưởng cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận với nhau khi giao kết HĐ và được ghi trong văn bản nhưng không thấp hơn mức tối thiểu do pháp luật quy định.
– Điều khoản về tiền lương:
+ Mức lương: ghi cụ thể mức lương tại thời điểm ký kết HĐLĐ là 5 triệu đồng/tháng và lương trong thời gian thử việc 1 tháng là 3.5 triệu đồng. Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng, ví dụ như: thang lương, bậc, hệ số.
+ Hình thức trả lương: tùy vào các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, trả lương khoán; trả lương cho NLĐ thử việc, khi NLĐ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, khi ngừng việc…theo quy định của pháp luật thì trong HĐLĐ phải xác định rõ chị B được nhận lương vào ngày nào trong tháng, cứ mỗi tháng nhận được 5 triệu đồng. Trong thời gian thử việc, chị B được hưởng 3.5 triệu đồng. Lương được trả bằng tiền mặt, séc hay ngân phiếu…
+ Phụ cấp: trong HĐ phải ghi rõ loại phụ cấp, hệ số, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết HĐLĐ mà chị B được hưởng.
+ Tiền thưởng: Trong bản hợp đồng các bên có thể ghi cụ thể các loại tiền thưởng, điều kiện xét thưởng và mức tiền thường. Chị B có thể được hưởng chế độ xét thưởng theo quy định của quy chế thưởng hoặc theo thỏa ước lao động tập thể.
+ Chế độ nâng lương: Nếu Cty X có xây dựng quy chế trả lương thì các bên có thể ghi trong HĐLĐ là chị B được nâng lương theo quy chế trả lương, ban hành ngày…tháng…năm… Nếu không có Quy chế trả lương thì các bên phải thỏa thuận cụ thể về thời hạn, điều kiện để được nâng lương.
– Điều khoản về bảo hiểm: Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, NLĐ có thể đóng các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
4. Điều khoản về các thỏa thuận khác:
Thỏa thuận khác trong HĐLĐ cũng là những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ, nhưng là những vấn đề được các bên thỏa thuận cụ thể hơn so với quy định của pháp luật hoặc pháp luật chưa có quy định. Về nguyên tắc, mọi sự thỏa thuận đều không được trái với quy định của pháp luật và thỏa ước lao động tập thể nhưng pháp luật khuyến khích các bên có những thỏa thuận có lợi hơn cho NLĐ được hưởng các quyền lợi vật chất trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật. Theo tình huống, Cty có chính sách, khi nhân viên công ty chấm dứt hợp đồng được trợ cấp thôi việc mỗi năm làm việc tính bằng một tháng lương (nhưng không tính thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Do đó nhà tư vấn có thể tư vấn thêm cho Cty X ghi thêm điều khoản này trong HĐ nhưng phải nêu rõ là nhân viên chấm dứt HĐLĐ đúng luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Doanh nghiệp được ký bao nhiêu hợp đồng lao động xác định thời hạn?
– Người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động
– Mẫu hợp đồng lao động cho cộng tác viên
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí