Để phòng tránh rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại cần chú trọng những yếu tố nào?
Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp về hợp đồng và các quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Đây là việc làm rất cần thiết bởi lẽ nó đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận luôn đúng pháp luật, sẽ đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng và hạn chế được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra. Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng luôn thận trọng, chính xác, đạt độ chuẩn cao và như vậy sẽ có thể loại trừ được việc lợi dụng các sơ hở của bên đối tác để vi phạm hợp đồng.
Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức của hợp đồng về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
Hình thức hợp đồng phải được bảo đảm đúng pháp luật. Nếu pháp luật có quy định hình thức là văn bản hay phải đăng ký (như đối với các giao dịch bảo đảm) hoặc công chứng, chứng thực thì phải thực hiện. Việc vô tình hay cố ý bỏ qua không đăng ký, công chứng hoặc chứng thực sẽ làm hợp đồng bị vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý. Hợp đồng phải có hiệu lực pháp lý mới phát sinh trách nhiệm pháp lý và ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng. Những loại hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản thì cũng nên cố gắng viết thành văn bản để bảo đảm chắc chắn rằng không bên nào từ chối được nội dung thỏa thuận mà hai bên đã ký.
Khi tham gia đàm phán, soạn thảo, kí kết cũng cần tìm hiểu về đối tác để đảm bảo chủ thể tham gia ký kết hợp đồng có thẩm quyền kí kết, lĩnh vực hoạt động, mặt hàng kinh doanh… phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp đại diện để ký kết hợp đồng mà không phải là đại diện theo pháp luật thì phải có
Soạn thảo nội dung hợp đồng phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác
Thông thường, nội dung hợp đồng sẽ được chia các vấn đề ra thành các điều khoản hay các mục, theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn, nhằm giúp cho nội dung hợp đồng được chặt chẽ, đầy đủ, đảm bảo được những nội dung chủ yếu cần có trong một hợp đồng. Nội dung hợp đồng cũng cần thể hiện được sự tiên lượng rủi ro và những lợi ích của các chủ thể. Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong hợp đồng cần trong sáng, rõ ràng, văn phong phải mạch lạc dễ hiểu và không hàm chứa nhiều nghĩa. Từng dấu chấm, dấu phẩy phải đặt đúng chỗ vì nếu đặt các dấu sai chỗ thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu.
Hợp đồng cũng nên có điều khoản định nghĩa để giải thích các từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần, ký hiệu viết tắt hoặc để thống nhất cách hiểu giữa các bên. Việc này rất cần thiết, giúp cho việc thực hiện được dễ dàng, hạn chế phát sinh tranh chấp, khi có kiện tụng xảy ra thì điều khoản này giúp cho người xét xử hiểu rõ những nội dung các bên đã thỏa thuận và đưa ra phán quyết chính xác.
Nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội
Bất kì nội dung nào mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mà vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì sẽ bị vô hiệu, có trường hợp còn làm cho hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ. Điều này cũng sẽ khiến thương nhân phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề, chẳng hạn tài sản giao dịch có thể bị tịch thu, không thu hồi được vốn, không được pháp luật bảo hộ… Do đó, cần phải xem xét các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực mình định thực hiện giao kết, cân nhắc về tính chất và hậu quả xấu có thể xảy ra trước khi ghi các nội dung thỏa thuận vào văn bản.
Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đã được pháp luật quy định
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Pháp luật dân sự, thương mại quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ, ký cược và tín chấp. Các biện pháp bảo đảm này có tính ràng buộc bên đối tác, không chỉ tạo sự tin tưởng và độ an toàn khi giao dịch (nhất là trong hoạt động cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng), mà còn phòng ngừa sự vi phạm hợp đồng của bên đối tác. Tùy theo từng nội dung của giao dịch mà người tham gia giao kết xem xét nên đưa hình thức bảo đảm nào vào sao cho phù hợp. Để bảo đảm tính pháp lý của hợp đồng khi có áp dụng biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp tài sản thì cần phải làm thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
Nhờ luật sư hoặc người có kinh nghiệm về lĩnh vực giao kết hợp đồng, tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng
Luật sư là những người có chuyên môn về pháp luật, có khả năng sử dụng kiến thức pháp lý và vận dụng các quy định pháp luật để giúp người tham gia giao dịch dân sự, thương mại soạn thảo một hợp đồng đạt được yêu cầu và khi ký kết thì các bên có thể vững tin. Việc nhờ luật sư phải nhằm mục đích giúp đỡ mình khi soạn thảo, ký kết hợp đồng luôn đúng pháp luật và bảo đảm sự an toàn pháp lý chứ không được lợi dụng họ để soạn thảo, ký kết hợp đồng có tính luồn lách pháp luật, che giấu các thỏa thuận, các giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thương mại
– Khái quát về hợp đồng thương mại
– Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí