Chứng khoán phái sinh (hay còn gọi là công cụ phái sinh) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ chứng khoán.
1. Chứng khoán là gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của một số người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Như vậy, chứng khoán được hiểu là một công cụ tài chính có thể giúp huy động vốn ngoài thị trường.
Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm các loại:
– Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
– Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
2. Các loại chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh (hay còn gọi là công cụ phái sinh) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ chứng khoán như cổ phiếu hay trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo lợi nhuận. các chứng khoán phái sinh có thể giúp tăng nhiều lần giá trị các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu.
Theo quy định tại Nghị định 42/2015/NĐ-CP, chứng khoán phái sinh có một số loại như sau:
a. Hợp đồng tương lai: là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:
– Mua hoặc bán một số lượng tài sản giữa cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày được ấn định trước trong tương lai. Hoặc
– Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định tước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tái ản cơ sở tại một ngày được ấn định trong tương lai.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản hơn thì hợp đồng tương lai là việc thỏa thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá trị thị trường tại thời điểm đó. Hợp đồng tương lai giúp các nhà đầu tư giảm sự lo ngại về việc giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp vào những tháng sau đó.
b. Hợp đồng kỳ hạn: là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
Hàng hóa trong hợp đồng kỳ hạn có thể là bất cứ hàng hóa nào: từ nông sản, tiền tệ cho tớ các chứng khoán. Điểm khác biệt của hợp đồng này là giá cả do hai bên thỏa thuận với nhau dựa theo những ước lượng mang tính cá nhân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c. Quyền chọn: một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.
Theo khoản b Điểm 1 Điều 3 Nghị định 42/2015/NĐ-CP quy định
“Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:
– Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
– Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.”
Theo tiêu chuẩn thế giới có nhiều loại chứng khoán phái sinh, nhưng với thị trường mới mẻ như Việt Nam, các loại chứng khoán phái sinh trên là các loại phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các loại chứng khoán phái sinh khác theo quy định của Bộ Tài chính.