Một số kiến nghị về pháp luật người khuyết tật nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của họ.
1. Hoàn thiện pháp luật:
– Thứ nhất, các cơ quan chức năng cũng phải nhanh chóng nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, chương trình, đề án , kế hoạch về công tác người khuyết tật , đặc biệt là chương trình giải quyết việc làm đối với người khuyết tật.
– Thứ hai, sửa đổi để thực hiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật theo hướng tập trung vào một số điểm: từng bước có những sửa đổi bổ sung hợp lí để ghi nhận và đảm bảo thực thi quyền của người khuyết tật, cần bổ sung những quy định ghi nhận và đảm bảo thực hiện hóa nguyện vọng được làm việc của người khuyết tật, cần phải có các quy định rõ về các chế tài xử phạt , đặc biệt là các hành vi ngược đãi , phân biệt đối xử với người khuyết tật, vấn đề kì thị xã hội đối với người khuyết tật, hoặc không thực hiện những vấn đề được quy định trong luật liên quan đến nhu cầu và quyền của người khuyết tật về vấn đề giải quyết việc làm.
– Thứ ba, về các vấn đề cụ thể, trước hết cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp bắt buộc phải nhận 1 tỉ lệ lao động là người khuyết tật nhất định nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong giải quyết việc làm đối với người khuyết tật kèm theo chính sách ưu đãi đối với họ.
+ Về trách nhiệm bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho người khuyết tật của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Môi trường làm việc phù hợp có thể được hiểu là: một chiếc ghế ở văn phòng có thể điều chỉnh được (dành cho người khuyết tật ở lưng); giờ làm việc linh hoạt (cho người trong tình trạng y tế đòi hỏi phải nghỉ giữa giờ), một bàn phím máy tính với hệ thống chữ nổi Braille (cho người mù), có một người chịu trách nhiệm hướng dẫn công việc (cho người khuyết tật vê trí tuệ hoặc tâm thần). Việc quy định cụ thể giúp tránh sự hiểu nhầm và giúp người sử dụng lao động hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc tạo môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Về vấn đề dạy nghề và việc làm, cần có những quy định về ngành nghề dành cho người khuyết tật. Cần chặt chẽ hơn trong các quy định về tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật như: giáo án phù hợp, chính sách thỏa đáng cho giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề phiên dịch cho người khiếm thính. Thời gian học nghề cần phải linh hoạt, tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức tự lực, cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật.
Trên cơ sở phân dạng, phân hạng khuyết tật tiến hành thống kê, đánh gía phân loại số người khuyết tật theo mức độ dạng tật theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề , khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai.
2. Về công tác tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật:
– Nâng cao trách nhiệm của nhà nước, xã hội gia đình, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp
– Tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục về người khuyết tật và pháp luật, chính sách về người khuyết tật
– Tăng cường kêu gọi và tranh thủ sự đóng góp hỗ trợ về vật chất, tri thức, kinh nghiệm và tinh thần từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực thi pháp luật và chính sách về người khuyết tật, hỗ trợ người khuyết tật giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn vốn cho quỹ việc làm cho người khuyết tât
– Tăng cường nhận thức cho cộng đồng , xã hội và của chính bản thân người khuyết tật
– Phát triển các tổ chức vì người khuyết tật
– Phát triển hệ thống thông tin phản hồi của người khuyết tật