Từ những hạn chế về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cần phải có một số biện pháp khắc phục
1.1 Thống nhất, hoàn thiện các văn bản pháp luật Việt Nam về hợp đồng
Như đã phân tích ở trên, BLDS Việt Nam năm 2005 được coi như một “bộ luật gốc” điều chỉnh nhưng quan hệ cơ bản và thiết lập những quy tắc chung nhất mà theo đó các Luật chuyên nghành khác được xây dựng trên nền tảng đó nhưng giữa “Bộ luật dân sự 2015” và Luật thương mại 2005 vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng, thống nhất và đồng bộ trong quy định của “Bộ luật dân sự 2015” với các luật chuyên ngành về chế định hợp đồng cần có sự sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định về hợp đồng dân sự theo từng hướng mà BLDS đã xây dựng.
2.2 Hoàn thiện các quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” về phạt vi phạm và quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
So với BLDS năm 1995 thì “Bộ luật dân sự năm 2015” có nhiều điểm tiến bộ, tuy nhiên vấn đề phạt vi phạm hợp đồng lại không được xếp vào là một trong các loại TNDS, dù đây là một loại TNDS được áp dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội hàng ngày. Bên cạnh đó, không có điều luật độc lập quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, trong khi Luật thương mại năm 2005 có quy định riêng về mối quan hệ này tại Điều 307 và thậm chí BLDS năm 1995 cũng có quy định về vấn đề này tại Điều 379. Chính vì vậy, cần nhìn nhận và xếp phạt vi phạm vào phần TNDS do vi phạm nghĩa vụ và phải bổ sung một quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và BTTH như BLDS năm 1995 đã có.
2.3 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trừ TNDS
Các căn cứ miễn trừ TNDS trong hợp đồng được quy định ở “Bộ luật dân sự 2015” và Luật thương mại 2005 vẫn còn có sự khác nhau, vì vậy cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật về các trường hợp được coi là căn cứ miễn trách nhiệm để hạn chế sự mâu thuẫn này. Luật thương mại đưa ra những căn cứ hợp lí và cụ thể nên xây dựng về căn cứ miễn trừ TNDS trong một văn bản hướng dẫn thống nhất với quy định của Luật thương mại năm 2005. Bổ sung thêm những điều kiện trong giao kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi giữa các bên, đặc biệt là sự kiện bất khả kháng cần được quy định cụ thể và rõ ràng hơn.
2.3 Phân định rõ các quy định về TNDS do vi phạm hợp đồng và ngoài hợp đồng
Có thể thấy, TNDS do vi phạm hợp đồng được quy định từ Điều 302 đến Điều 308 của BLDS bao gồm cả nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng. Với cách tổ chức, sắp xếp điều luật như vậy làm cho sự phân định giữa TNDS trong hợp đồng và ngoài hợp đồng không được rõ ràng. Chính vì vậy, cần xếp riêng TNDS do vi phạm hợp đồng tại mục 7 chương XVII phần thứ III “hợp đồng dân sự” của “Bộ luật dân sự 2015” và những quy định về TNDS ngoài hợp đồng tại phần TNBTTH ngoài hợp đồng tại chương XXI của “Bộ luật dân sự 2015”.
2.4 Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Bộ luật dân sự 2015”.
Sửa đổi khoản 5 Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015”, thêm vào cụm từ “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” như vậy mới đảm bảo sự thỏa thuận của các bên và nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng
2.5 Hoàn thiện về công tác hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật
Việc hướng dẫn và giải thích những quy định của các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời làm cho các cán bộ tiến hành tố tụng lung túng, không thống nhất trong việc hiểu và áp dụng pháp luật, vì vậy giải thích pháp luật là một yêu cầu cấp bách đê thực hiện tốt công tác của
>>> Luật sư
2.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Với vai trò là người cầm cân nảy mực trong việc giải quyết các vụ án dân sự, năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm có ý nghĩa quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lưc của độ ngũ thẩm phán là việc cần thiết và lâu dài.
2.8 Nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân
Cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân để họ nhận thức và có những hiểu biết cơ bản về pháp luật hợp đồng. Giáo dục ý thức pháp luật sâu rộng trong toàn dân để giúp người dân hiểu biết về pháp luật, đánh giá được tính hợp pháp của hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng, nhận thức và thực hiện tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của mình.