Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Theo Quy định của Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì: Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
4. Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng:
Hội đồng thành viên Công ty có thể tiến hành họp lần thứ nhất, nếu lần thứ nhất không đủ điều kiện họp thì có thể triệu tập họp lần thứ hai và nếu lần thứ hai vẫn không đủ điều kiện họp thì có thể tiến hành họp lần thứ ba.
Họp lần thứ nhất:
Nếu Điều lệ Công ty không quy định thì cuộc họp sẽ được tiến hành khi số thành viên tham dự đại diện ít nhất cho 75% vốn điều lệ của Công ty. Nếu Điều lệ công ty có quy định thì theo tỷ lệ của Điều lệ Công ty nhưng tỷ lệ này là thế nào? Có được thấp hơn tỷ lệ là 75% nói trên hay không? Pháp luật không quy định việc giới hạn đối với sự thỏa thuận của các thành viên sáng lập tại Điều lệ Công ty. Điều lệ của Công ty coi như là Luật của Công ty do đó luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các thành viên tại Điều lệ Công ty. Nếu Điều lệ Công ty quy định như thế nào thì áp dụng đúng như thế. Thể thức tiến hành Họp hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết và các quy định khác của cuộc họp Hội đồng thành viên do Điều lệ Công ty quy định.
Họp lần thứ hai:
Trường hợp họp lần thứ nhất không đủ điều kiện thì có quyền triệu tập cuộc họp lần thứ hai. Điều kiện để triệu tập cuộc họp lần thứ hai là: Số thành viên đại diện không đủ tỷ lệ theo Điều lệ quy định và nếu điều lệ không quy định thì không đủ tỷ lệ là 75% như đã nêu ở trên. Về thời hạn sẽ được triệu tập hợp lệ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định cuộc họp lần thứ nhất. Như vậy, nếu quá thời hạn này (quá 15 ngày) thì có được triệu tập họp lần thứ hai hay không? Luật Doanh nghiệp quy định là trong thời hạn này thì có quyền? nhưng cũng không quy định là hết thời hạn này là không có quyền. Nếu xét về mặt thời hạn, thời hiệu quy định tại Bộ luật Dân sự thì đây được hiểu là thời hiệu yêu cầu thực hiện công việc và nếu hết thời hạn này thì coi như không có quyền thực hiện công việc này, điều này phù hợp với quy định là trong trường hơp luật chuyên ngành (
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Họp lần ba:
Cuộc họp lần 3 sẽ được triệu tập trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần 2 và với điều kiện là cuộc họp lần 2 cũng không đủ số thành viên tham dự theo tỷ lệ của Điều lệ hoặc Điều lệ không quy định theo theo tỷ lệ của Luật quy định. Cuộc họp lần 3 nếu được triệu tập hợp lệ sẽ không phụ thuộc vào tỷ lệ % đại diện của vốn điều lệ nữa. Tuy nhiên, luật cũng không quy định thời hạn 15 hay 10 ngày là ngày làm việc hay ngày liên tục, theo nguyên tắc chung nếu không ghi ngày làm việc theo các thủ tục hành chính thì được hiểu là ngày liên tục.
Thực tiễn cho thấy, việc triệu tập các cuộc họp của Hội đồng thành viên chưa được quy định cụ thể, rõ ràng nên thường dẫn đến những cuộc họp không hợp lệ và là kẻ hở phát sinh các tranh chấp giữa các thành viên rất nhiều. Trong phạm vi bài viết này là quan điểm đánh giá và nhận định chủ quan của Luật sư, nên rất mong đón nhận được sự góp ý, đánh giá của đọc giả. Trân trọng cảm ơn sự đóng góp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
– Hỏi về hình thức biên bản họp hội đồng thành viên
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí