Một quận, huyện được lập bao nhiêu văn phòng công chứng là câu hỏi được rất nhiều người vướng mắc, quan tâm. Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề liên quan đến văn phòng công chứng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Văn phòng công chứng là một trong những tổ chức hành nghề công chứng.
Hiện nay, số lượng các văn phòng công chứng xuất hiện tại nước ta ngày càng nhiều. Nguyên nhân là do nhu cầu công chứng hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng của người dân ngày càng lớn. Xét vào các quy định chung của pháp luật, mọi giao dịch, thỏa thuận dân sự, hoạt động thương mại của người dân đều phải tiến hành công chứng. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu khi nó được công chức; di chúc hay các hình thức giao kết hợp đồng khác cũng đều phải tiến hành công chứng. Hay nói cách khác, công chứng là điều kiện cần để các giao dịch dân sự giữa các cá nhân, tổ chức với nhau có hiệu lực về mặt pháp luật.
Văn phòng công chứng là địa điểm để người dân tìm đến để công chứng tính đúng đắn của nội dung trong các giao dịch, chứng từ mà mình tham gia giao kết, thực hiện. Tại đây, công chứng viên bằng khả năng nghiệp vụ của mình sẽ kiểm tra tính đúng đắn, xác thực các giấy tờ, hồ sơ mà người dân gửi đến. Nếu thông tin trong các chứng thư, tài liệu, hợp đồng đúng, công chứng viên sẽ công chứng nội dung cho chúng, Lúc này, những tài liệu, chứng thư, hợp đồng đó sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật.
Công chứng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Trong các giao dịch dân sự, khi các bên tham gia đã thỏa thuận đầy đủ các nội dung liên quan đến giao dịch đó, thì cần tiến hành công chứng nội dung của hợp đồng. Khi tiến hành công chứng, hợp đồng đó sẽ có hiệu lực về mặt pháp luật. Vậy nên, nếu có tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh, bản hợp đồng đã được công chứng này sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Chính vì ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của mình, hiện nay, số lượng các văn phòng công chứng tại nước ta ngày càng nhiều.
Điều 22 Luật công chứng 2014 quy định về văn phòng công chứng như sau:
+ Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Đồng thời, văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
+ Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
+ Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
+ Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
2. Quy định của pháp luật về việc thành lập văn phòng công chứng:
– Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:
+ Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
– Điều 23 Luật công chứng 2014 quy định về việc thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng như sau:
+ Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm đơn đề nghị thành lập và đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao
+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập. Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm tên gọi của Văn phòng công chứng, họ tên Trưởng Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
+ Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập và hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ
+ Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
– Theo quy định tại Điều 26 Luật công chứng 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
+ Họ, tên, số
+ Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
Trên đây là những quy định chung nhất của pháp luật về việc thành lập văn phòng công chứng.
3. Một quận, huyện được lập bao nhiêu văn phòng công chứng?
Như đã phân tích ở trên, Luật công chứng 2014 đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về việc thành lập văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng là tổ chức hành nghề công chứng. Do đó, nó phải tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật về việc thành lập.
Theo quy quy định của pháp luật hiện hành, khi muốn thành lập văn phòng công chứng, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo đầy đủ về hồ sơ thành lập; quy trình, thủ tục thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ khi đảm bảo đầy đủ những quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, nếu đảm bảo đủ điều kiện, cá nhân, tổ chức đó mới được thành lập văn phòng công chứng.
Luật công chứng 2014 không đưa ra quy định nào về việc một quận, huyện được thành lập bao nhiêu văn phòng công chứng. Vậy nên, có thể hiểu, khi đảm bảo những điều kiện nhất định về việc thành lập văn phòng công chứng, cá nhân, tổ chức tại một quận, huyện đều được thành lập văn phòng công chứng.
Văn bản pháp luật sử dụng bài viết: Luật công chứng 2014.