Một bên làm trái với bản cam kết thì giải quyết như thế nào? Giá trị của biên bản cam kết. Một số quy định về bản cam kết.
Hiện nay, chúng ta không còn quá xa lạ với những bản cam kết, bản cam kết ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp hay bất kỳ đâu. Bản cam kết có giá trị pháp lý giữa hai bên khi kí kết, trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng nội dung trong bản cam kết thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Một bên làm trái với bản cam kết thì giải quyết như thế nào?
Cam kết thực chất là một giao dịch dân sự thể hiện ý chí, nguyện vọng và sự thỏa thuận của các bên khi tham gia cam kết. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Điều cấm của pháp luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Cam kết có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như sau: Cam kết thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; Cam kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Trường hợp một trong hai bên làm trái với nội dung của bản cam kết thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
Ngoài ra, cam kết nói riêng và giao dịch dân sự nói chung bị vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Pháp luật dân sự quy định rõ khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
2. Giá trị của biên bản cam kết :
– Thứ nhất,
– Thứ hai, đây là bằng chứng khi phát sinh tranh chấp, khúc mắc giữa các bên trong cam kết với nhau. Tòa án sẽ dựa trên căn cứ này để xem xét; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Tuy nhiên để phát sinh hiệu lực, giấy cam kết phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Về mặt nội dung: nội dung thỏa thuận giữa bên cam kết và bên có quyền phải phù hợp với quy định của pháp luật; không vi phạm các điều cấm cũng như không trái với đạo đức xã hội.
– Về mặt hình thức: giấy cam kết phải có chữ ký của hai bên tham gia cam kết. Trong một số trường hợp theo luật định thì phải được công chứng chứng thực tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Một số quy định về bản cam kết:
3.1. Trường hợp cần dùng giấy cam kết:
Hiện nay bản cam kết được sử dụng rất rộng rãi và thường xuyên trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, có một số trường hợp thường xuyên sử dụng giấy cam kết như sau:
– Sử dụng trong các đơn vị, doanh nghiệp:
+ Khi người lao động cam kết tuân thủ và chấp hành đúng các nội quy tại nơi làm việc sau khi được tuyển dụng vào làm việc.
+ Khi cử người lao động đi học tập nâng cao kiến thức hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài yêu cầu người được cử thực hiện cam kết sau khi hoàn thành khóa học phải tiếp tục làm việc ở đơn vị ít nhất trong thời gian là bao lâu?
+ Doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo nghề yêu cầu người học nghề cam kết sau khi hoàn thành khóa đào tạo phải làm việc cho doanh nghiệp.
+ Người đăng ký thi tuyển, xét tuyển cam kết phục vụ lâu dài tại đơn vị.
+ Người lao động thực hiện bản cam kết về việc nghiêm túc chấp hành các nhiệm vụ mà công ty giao đồng thực nghiêm chỉnh chấp hành
– Sử dụng Bản cam kết để thực hiện các nghĩa vụ dân sự như giao tài sản cho người khác, cam kết đất bán không có phát sinh tranh chấp, không nằm trong quy hoạch,…
– Cá nhân viết giấy cam kết thỏa thuận trả tiền đúng thời hạn với chủ nợ.
3.2. Nội dung bản cam kết:
Trong bất cứ trường hợp nào bản cam kết dù cho được thực hiện với lý do và nhằm mục đích gì thì nội dung bản cam kết vẫn phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu theo quy định của pháp luật dân sự bao gồm: Đảm bảo hình thức văn bản, quốc hiệu tiêu ngữ, tên bản cam kết, ngày tháng năm thực hiện bản cam kết, kính gửi; Thông tin người làm bản cam kết như họ tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ, số điện thoại…(Những thông tin cần được điểm rõ ràng, đầy đủ bao gồm họ và tên, số chứng minh thư, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, email, số điện thoại, địa chỉ cần liên hệ khi cần thiết. Trường hợp những thông tin không được điền đầy đủ chính xác thì không thể biết được ai là người đang làm bản cam kết này và khi có sự phá vỡ cam kết thì không thể tìm được người để chịu trách nhiệm trước pháp luật). Về nội dung của bản cam kết: tùy thuộc vào vấn đề cam kết giữa các bên để xây dựng nên nội dung của bản cam kết. Các nội dung trong bản cam kết cần được trình bày rõ ràng và đánh số thứ tự từ một, hai, ba… để giúp việc đọc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, nội dung cũng cần được trình bày ngắn gọn, súc tích đơn nghĩa để tránh sự hiểu lầm giữa các bên cam kết. Sau khi thống nhất được các điều khoản giữa hai bên thì sẽ tiến hành cam kết. và cuối cùng là công chứng chứng thực.
3.3. Cách viết bản cam kết:
Để hoàn thành một bản cam kết các bên cần chú ý một số điểm sau: Thông tin cá nhân người viết cam kết về họ và tên, nơi sinh, năm sinh, chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp,…cần phải được ghi rõ ràng và chính xác; Nội dung cam kết không được trái với quy định của pháp luật, chú ý đối với lĩnh vực lao động, các cam kết thường có nội dung cam kết về thời gian làm việc, về việc chấp hành nội quy, quy định…Ghi rõ nếu như vi phạm bất cứ điều khoản thì phải chịu trách nhiệm như thế nào bởi nếu như không có những điều khoản chịu trách nhiệm gì khi phá vỡ cam kết thì người chịu cam kết sẽ thực hiện bản cam kết với thái độ thờ ơ, coi thường thỏa thuận giữa hai bên; Thực hiện công chứng, chứng thực bản cam kết để tránh trường hợp có tranh chấp xảy ra thì bản cam kết có xác thực, công chứng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là một trong nhưng căn cứ có hiệu lực pháp lý để giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, bản cam kết là một giao dịch dân sự được pháp luật công nhận về sự thỏa thuận và ý chí của các bên khi tham gia. Tất cả mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền sử dụng bản cam kết trong các hoạt động, tuy nhiên bản cam kết phải được sử dụng vào những mục đích hợp pháp không trái với các quy định của pháp luật nước ta.