Mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước ở trung ương theo Hiến pháp năm 2013. Bài tập học kỳ Luật hiến pháp 9 điểm.
Mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước ở trung ương theo
MỞ ĐẦU
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một hệ thống gồm nhiều cơ quan có vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất. Trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta, Quốc hội chiếm một vị trí đặc biệt với những tính chất và chức năng vô cùng quan trọng, và trong hiến pháp có hẳn một chế định pháp luật về Quốc hội. Để có thể đảm bảo uy tín cũng như trách nhiệm trong việc thực hiện các chức năng của mình, Quốc hội phải gắn bó chặt chẽ đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở trung ương. Trong BT lớn lần này, em xin đi tìm hiểu chi tiết hơn về Quốc hội với đề tài số 10: “Mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước ở trung ương theo Hiến pháp năm 2013”.
NỘI DUNG
I. Vị trí, tính chất và chức năng của Quốc hội:
Theo Điều 69 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
II. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ:
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.” (Điều 94 Hiến pháp năm 2013). Ta thấy, Quốc hội và Chính phủ gắn bó mật thiết với nhau để xây dựng, phát huy tối đa tiềm lực quốc gia.
1. Về tổ chức:
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội (Điều 98) tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa. Chính phủ độc lập về nhân viên: ngoài Thủ tướng, các thành viên Chính phủ không thể đồng thời là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (khoản 3 Điều 73 Hiến pháp năm 2013). Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ (Khoản 3 Điều 98 và khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ (Điều 97 Hiến pháp năm 2013).
>>> Luật sư