Trong môi trường làm việc, người lao động và người sử dụng lao động sẽ không tránh khỏi nảy sinh mâu thuẫn, khi đó thỏa ước lao động tập thể là cơ sở để các bên tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể.
Mục lục bài viết
1. Mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động thỏa ước lao động tập thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của
– Khi một thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp, có phạm vi áp dụng chiếm trên 75% người lao động, hoặc có phạm vi áp dụng trên 75% doanh nghiệp cùng tham gia ngành/nghề/lĩnh vực trong các khu công nghiệp, các khu kinh tế, các khu công nghệ cao hoặc các khu chế xuất, thì theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của người lao động tại đó sẽ có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định mở rộng phạm vi áp dụng cho một phần hoặc mở rộng phạm vi áp dụng của toàn bộ thỏa ước lao động tập thể đó đối với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, có cùng lĩnh vực của hoạt động trong cùng một khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu công nghệ cao hoặc các khu chế xuất;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết về hoạt động mở rộng phạm vi áp dụng của tòa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đồng thời quy định cụ thể về vấn đề trình tự và thủ tục, thẩm quyền ra quyết định mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, việc mở rộng phạm vi áp dụng đối với các thỏa ước lao động tập thể sẽ được thực hiện nếu thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có phạm vi áp dụng chiếm trên 75% người lao động hoặc phạm vi áp dụng chiếm trên 75% doanh nghiệp cùng ngành nghề/cùng lĩnh vực hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp cao hoặc các khu chế xuất. Tuy nhiên cần phải lưu ý, quá trình bao rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể ngành cần phải được sự đồng ý và phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực đối với những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể. Cụ thể như sau:
– Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể sẽ được ghi nhận cụ thể trong thỏa ước đó. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, thì thỏa ước lao động tập thể đó sẽ có hiệu lực được tính kể từ ngày các bên ký kết thỏa ước. Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực sẽ cần phải được các bên tôn trọng và thực hiện đầy đủ;
– Thỏa ước lao động tập thể sẽ có hiệu lực áp dụng đối với tất cả người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động làm việc trong doanh nghiệp, trong công ty đó. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp sẽ có hiệu lực áp dụng đối với tất cả người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa ước lao động đó;
– Thỏa ước lao động tập thể trên thực tế hiện nay sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian từ 01 năm cho đến 03 năm. Thời gian cụ thể của thỏa ước lao động tập thể sẽ do các bên tự thỏa thuận và ghi nhận cụ thể trong thỏa ước lao động tập thể đó. Các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau về thời hạn khác nhau đối với các nội dung ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể.
Theo quy định phân tích nêu trên thì có thể thấy, thỏa ước lao động tập thể sẽ có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Với những thỏa ước lao động tập thể ngành cùng với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay, sẽ có hiệu lực áp dụng đối với tất cả người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa ước lao động tập thể đó.
3. Có bắt buộc phải xây dựng thỏa ước lao động tập thể khi không có công đoàn cơ sở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thỏa ước lao động tập thể. Cụ thể như sau:
– Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận được xây dựng dựa trên quá trình thương lượng tập thể, được các bên lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia quá trình thỏa thuận;
– Thỏa ước lao động tập thể bao gồm nhiều loại, có thể kể đến như thỏa thuận lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, cùng với các loại thỏa ước lao động tập thể khác;
– Nội dung của thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật, pháp luật hiện nay khuyến khích thỏa ước lao động tập thể có các nội dung có lợi hơn cho người lao động.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề lấy ý kiến và quá trình ký kết thỏa ước lao động tập thể. Cụ thể như sau:
– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi tiến hành hoạt động ký kết trên thực tế, cần phải lập dự thảo thỏa ước lao động tập thể. Dự thảo thỏa ước lao động tập thể cần phải được các bên đàm phán đưa ra ý kiến. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp tiến hành hoạt động biểu quyết đồng tình;
– Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến sẽ bao gồm toàn bộ thành viên trong ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể này sẽ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến đồng ý;
– Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến sẽ bao gồm toàn bộ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thương lượng hoặc toàn bộ thành viên của ban lãnh đạo tại các tổ chức đại diện người lao động trong các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết đồng tình thì mới được tham gia vào quá trình ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;
– Địa điểm lấy ý kiến, thời gian lấy ý kiến và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo của thỏa ước lao động tập thể sẽ do các tổ chức đại diện người lao động quyết định, tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về các thỏa ước lao động tập thể;
– Thỏa ước lao động tập thể sẽ được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên trong quá trình tham gia thương lượng. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua hội đồng thương lượng tập thể thì sẽ được ký kết bởi chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên trong quá trình thương lượng.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì việc có công đoàn cơ sở hay không có công đoàn cơ sở không phải là điều kiện bắt buộc để ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.