Mô hình tổ chức, quản lý công ty hợp danh. Quy định của pháp luật hiện hành về công ty hợp danh, thành viên hợp danh.
Công ty hợp danh là công ty do ít nhất hai cá nhân (thành viên hợp danh) cùng nhau bỏ vốn kinh doanh, cùng chia lãi và liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thàh viên có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy việc quản lý công ty hợp danh tương đối dễ dàng và ít có sự cam thiệp của pháp luật vào hoạt động công ty. Trong công ty hợp danh các thành viên hợp danh có vai trò quan trọng, phân công nhau năm giữ chức danh quản lý công ty, thực hiệ mọi hoạt động điều hành công ty; thành viên góp vốn không được tham gia vào hoạt động quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức của công tyhowpj danh phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận của các thành viên hợp danh. Mô hình quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiểm tra giám đốc nếu điều lệ công ty không có quy định khác.
Điều 177 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Hội đồng thành viên như sau:
“1. Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
2. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.
3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
a) Phương hướng phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Quyết định thông qua
i) Quyết định giải thể công ty.
4. Quyết định về các vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”
Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên (thành viên hợp danh và thành viên góp vốn). Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh là chủ tịch hội đồng thành viên. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu điều lệ công ty không quy định thì việc quyết định các vấn đề sau phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận: Phương hướng phát triển công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tiếp nhận thêm thành viê hợp danh mới; chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; quyết định thông qua
Quyết định các vấn đề khác của công ty (không cần phải được sự thông qua của ba phần tư thành viên hợp danh) phải được thông qua bởi ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh.
Chủ tịch hội đồng thành viên có thể triệu tập họp hội đồng thành viên nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp hội đồng thành viên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Giám đốc (tổng giám đốc): nếu điều lệ công ty không quy định, chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kiêm giám đốc.
– Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc có các nhiệm vụ sau: Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng năm với tư cách là thành viên hợp danh; triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên; phân công, phối hợp côn việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty; tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
– Pháp luật doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ
– Điều kiện doanh nghiệp tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài