Vi phạm nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng là vấn đề quan trọng và cần lưu ý. Tuy nhiên có những trường hợp vi phạm nhưng được miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng thương mại.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là vi phạm hợp đồng thương mại?
Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
Căn cứ khoản 12 Điều 3
Vi phạm hợp đồng có vi phạm cơ bản, đó chính là một bên vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại cho bên còn lại đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Để xác định có hay không hành vi vi phạm hợp đồng thì các bên phải chứng minh được điều đó.
2. Quy định miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng thương mại:
Miễn trách nhiệm được hiểu là việc một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đã giao kết nhưng được giải phóng không phải chịu trách nhiệm pháp lý mà đáng lẽ ra họ sẽ phải gánh chịu bởi hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
Theo quy định tại Điều 294 Luật thương mại năm 2005, các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm bao gồm:
– Có sự kiện bất khả kháng xảy ra.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Để được xem là bất khả kháng thì phải đáp ứng đủ ba điều kiện sau:
+ Sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng: đó là những sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, sóng thần, động đất,… hay các sự kiện chính trị, xã hội như đình công, bạo loạn, chiến tranh…,
+ Sự kiện xảy ra các bên không thể lường trước được.
+ Sự kiện xảy ra các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể khắc phục được. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng thông báo đến bên còn lại và các bên có quyền thỏa thuận kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả tuy nhiên sẽ có mức giới hạn sau:
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng: kéo dài 05 tháng.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng: kéo dài 08 tháng.
(căn cứ khoản 1 Điều 296 Luật thương mại năm 2005).
– Các bên đã có sự thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm:
Hợp đồng bản chất là sự thỏa thuận của các bên. Các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Việc thỏa thuận này phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài.
– Việc vi phạm của một bên xuất phát từ lỗi hoàn toàn của bên kia:
Lỗi được xem là điều kiện tiên quyết để xác định trách nhiệm của các bên. Việc vi phạm hợp đồng có thể là do lỗi của bên này hay bên kia. Tuy nhiên, có trường hợp việc vi phạm của bên này lại là do lỗi của bên kia. Người vi phạm muốn được miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ thì họ phải chứng minh rằng mình không có lỗi mà lỗi hoàn toàn từ phía bên còn lại.
– Việc vi phạm của một bên xuất phát từ việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng:
Thực tế, không chỉ có những sự kiện khách quan như thiên tai, bão lũ, động đất,… mới ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, các yếu tố xuất phát từ con người như quyết định của cơ quan Nhà nước ban hành sau thời điểm giao kết hợp đồng và hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên. Như vậy, khi một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà khi giao kết hợp đồng các bên không thể biết trước được dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hợp đồng.
Trường hợp các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.
3. Quy định về việc thông báo khi vi phạm thuộc trường hợp miễn trách nhiệm:
Căn cứ Điều 295 Luật thương mại 2005, trách nhiệm thông báo là bắt buộc đối với bên vi phạm hợp đồng khi đủ điều kiện thuộc trường hợp miễn trách nhiệm.
Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt thì bên vi phạm hợp đồng cũng phải thông báo ngay cho bên còn lại biết.
Trường hợp bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: Trách nhiệm chứng minh về trường hợp miễn trách nhiệm sẽ thuộc về bên vi phạm.
4. Mẫu hợp đồng thương mại mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———–
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ BA BÊN
Số: /20……/HĐMBBB
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày………..tháng …… năm 20…., tại……… Chúng tôi gồm có:
BÊN A: TÊN DOANH NGHIỆP
Địa chỉ trụ sở chính:………
Điện thoại: ………
Đại diện bởi: Ông/Bà………
Chức vụ: …………
Mã số thuế:………
Tài khoản số: ………
Mở tại ngân hàng:…………
BÊN B: TÊN DOANH NGHIỆP
Địa chỉ trụ sở chính:………
Điện thoại: ………
Đại diện bởi: Ông/Bà………
Chức vụ: …………
Mã số thuế:………
Tài khoản số: ………
Mở tại ngân hàng:…………
(Sau đây Bên A, Bên B gọi là Bên Bán)
BÊN C: TÊN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
Trường hợp là cá nhân:
Ông/Bà:……….Sinh ngày:……./……/……….
Giấy CMND/Hộ chiếu số :……….cấp ngày……/……/…..tại…………
Quốc tịch (đối với người nước ngoài):………
Địa chỉ liên hệ:………
Số điện thoại: ……… Email:………
Trường hợp là tổ chức: Tên tổ chức
Địa chỉ trụ sở chính:…………
Điện thoại: ………
Đại diện bởi: Ông/Bà…………
Chức vụ: …………
Mã số thuế:…………
Tài khoản số: ………
Mở tại ngân hàng:………
(Sau đây gọi tắt là Bên Mua)
Hai bên A và B thống nhất thoả thuận nội dung Hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG
Bên Bán phối hợp sản xuất những phụ kiện, linh kiện, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho Bên Mua:………
ĐIỀU 2: GIÁ CỦA HỢP ĐỒNG
Giá của hợp đồng là: ………
(Bằng chữ…………)
Giá của hợp đồng là giá tính dựa trên sản phẩm hoàn chỉnh giao cho Bên Mua. Bên A và bên B phải thống nhất giá cả sản phẩm hoàn chỉnh và thoả thuận với Bên A
ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN
Bên Bán giao cho Bên Mua theo lịch sau: …………
Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên………. chịu.
Chi phí bốc xếp (mỗi Bên Mua chịu một đầu hoặc………)
Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là……… đồng-ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
– ………
(Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua; Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán; Giấy chứng minh nhân dân.)
ĐIỀU 4: BẢO HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Bên Bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng…………cho bên mua trong thời gian là……… tháng.
Bên Bán phải cung cấp đủ hướng dẫn sử dụng cho từng loại hàng hóa (nếu cần).
ĐIỀU 5: THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Tổng số tiền Bên Mua phải Thanh toán cho Bên Bán là: ………
(Bằng chữ………)
Giá trên chưa/ đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Thời hạn thanh toán:
Mỗi một lô hàng khi Bên Bán xuất ra Bên Mua sẽ thanh toán làm ……. lần: Lần 1:……… tổng giá trị lô hàng, ngay sau khi Bên Bán giao hàng.
Lần 2: …….. giá trị còn lại, sau……… ngày kể từ ngày Bên Bán giao hàng.
Lần ……
(Ngày được tính bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ, ngày tết)
Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Khi Bên Mua thanh toán tiền hàng theo các lần thanh toán, Bên Bán có nghĩa vụ ghi hoá đơn, chứng từ chứng nhận việc đã thanh toán của Bên Mua theo qui định của pháp luật.
ĐIỀU 6: THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN GIAO TÀI SẢN:
Bên Bán chuyển giao tài sản cho Bên Mua tại…….. trong thời hạn ……… ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng;
ĐIỀU 7: NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN
Bên Bán chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do Bên Bán cung cấp cho tới khi hàng đến ………
Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng cho Bên mua tại …………
Bên Bán có nghĩa vụ cung cấp mọi chỉ dẫn cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng này cho Bên
ĐIỀU 8: NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển từ kho xưởng của mình đến…………
Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
Thanh toán theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này.
Chịu chi phí bốc dỡ từ xe xuống khi Bên Bán vận chuyển hàng hoá đến …………
ĐIỀU 9: THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Sau ……. ngày kể từ ngày ba Bên đã thực hiện đầy đủ và nghiểm chỉnh các Điều khoản trong Hợp đồng này, mà không có vướng mắc gì thì Hợp đồng coi như đã được thanh lý.
ĐIỀU 10: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Đối với Bên Bán:
Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
Nếu Bên Bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp đồng này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.
Đối với Bên Mua:
Nếu Bên Mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo qui định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
Nếu Bên Mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo qui định của Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong qúa trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, Bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra giải quyết theo qui định của pháp luật.
ĐIỀU 12: CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
Khi các Bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.
Khi một Bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía Bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các Bên.
ĐIỀU 13: HIỆU LỰC THI HÀNH
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, và chỉ được coi là kết thúc khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Trong trường hợp một Bên muốn sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng thì phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 03 ngày và cùng nhau thoả thuận lại những điểm cần thay đổi với sự đồng ý của hai Bên.
Hợp đồng này được lập thành ……. bản, mỗi Bên giữ …… bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN | ĐẠI DIỆN BÊN MUA |
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật thương mại 2005.