Miễn trách nhiệm bồi thường do xảy ra sự kiện bất khả kháng. Vi phạm hợp đồng thương mại trong trường hợp bất khả kháng.
Miễn trách nhiệm bồi thường do xảy ra sự kiện bất khả kháng. Vi phạm
Theo Luật thương mại dù hợp đồng có quy định hay không quy định thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.
Trong Luật thương mại không đề cập đến khái niệm “sự kiện bất khả kháng”. Tuy nhiên, khi dẫn chiếu sang Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 161 quy định “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Với việc quy định theo phương pháp trừu tượng hóa như vậy của Bộ luật Dân sự thì việc hiểu rõ nội hàm của khái niệm “sự kiện bất khả kháng” và việc áp dụng nó là rất khó. Nếu trong trường hợp các nước thừa nhận án lệ là một nguồn luật thì các bản án của Tòa án có liên quan đến vấn đề này sẽ là nguồn luật giải thích một cách cụ thể sự kiện bất khả kháng trong thực tế. Thế nhưng, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận một nguồn luật duy nhất là văn bản pháp luật, không thừa nhận án lệ thì cách giải thích hoặc hiểu theo khía cạnh thực tiễn chỉ có giá trị tham khảo. Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần…. hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tất nhiên việc chứng minh có tồn tại sự kiện bất khả kháng về nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng, nhưng việc bên đó được hay không được miễn trừ lại phụ thuộc bào bên bị vi phạm hoặc cơ quan chức năng có chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay không. Với việc khái niệm còn khái quát như vậy thì đương nhiên việc tìm được tiếng nói chung giữa các bên là không dễ dàng.
Để xem xét một sự kiện là sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn các yếu tố sau:
– Thứ nhất là sự kiện xảy ra sau khi các bên kí kết hợp đồng. Tức là sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lũ, lụt…. các sự kiện chính trị, xã hội như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, dịch bệnh…. Ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang làm thiêu rụi nhà máy.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Thứ hai, là sự kiện không thể dự đoán trước được. Một thương nhân bình thường không thể có khả năng đánh giá, xem xét một sự kiện có xảy ra hay không như một nhà chuyên giá chuyên ngành. Vì vậy, có các sự kiện xảy ra thương nhân không thể đoán và kiểm soát được.
– Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể khắc phục được hậu quả xảy ra.
Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ