Mẫu yêu cầu truy nã bị can là biểu mẫu mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy mẫu yêu cầu truy nã bị can được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu truy nã bị can là gì, mục đích của mẫu yêu cầu truy nã bị can?
Theo quy định của
Mẫu số 102/HS: Mẫu yêu cầu truy nã bị can là văn bản do kiểm sát viên lập ra với các nội dung bao gồm căn cứ yêu cầu truy nã bị can, nội dung yêu cầu truy nã bị can, thông tin của bị can, trách nhiệm của những người liên quan đến yêu cầu truy nã bị can.
Mục đích của mẫu số 102/HS: Mẫu yêu cầu truy nã bị can: Khi cần truy nã bị can kiểm sát viên sẽ tiến hành yêu cầu truy nã bị can, sử dụng văn bản này nhằm mục đích yêu cầu cơ quan có thẩm quyền truy nã ra quyết định tủy nã bị can.
2. Mẫu yêu cầu truy nã bị can:
Mẫu số 102/HS Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT … ………………. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:…../YC-VKS…-… | …………, ngày…tháng…năm.. |
YÊU CẦU
TRUY NÃ BỊ CAN
VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ các điều 42, 165, 231, 236 và 247 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số……. ngày….. tháng…… năm…., và Quyết định khởi tố bị can số……. ngày…. tháng……. năm………. của[4]……… đối với:
Bị can: ……. Tên gọi khác……
Sinh ngày ……. tháng ………… năm …… tại: Giới tính: ….
Quốc tịch: …….; Dân tộc: ……; Tôn giáo:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Tiền án, tiền sự:
Đặc điểm nhận dạng (nếu có).……………
Xét thấy[5]…………………
YÊU CẦU:
Cơ quan[6]…………..……… ra Quyết định truy nã bị can……………… theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
– ………………;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu yêu cầu truy nã bị can:
Người soạn thảo Mẫu số 102/HS: Mẫu yêu cầu truy nã bị can phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu yêu cầu chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ghi tên Viện kiểm sát ban hành quyết định.
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu yêu cầu, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu số 102/HS: Mẫu yêu cầu truy nã bị can.
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định không phê chuẩn lệnh khám xét, nội dung quyết định không phê chuẩn lệnh khám xét và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định không phê chuẩn lệnh khám xét.
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
[5] Nêu lý do truy nã bị can theo Điều 231 hoặc Điều 247 BLTTHS
[6] Ghi tên Cơ quan điều tra có thẩm quyền
4. Những quy định liên quan đến yêu cầu truy nã bị can:
4.1. Những quy định liên quan đến bị can:
Theo Điều 60 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì bị can được quy định như sau:
– Bị can có các quyền sau đây:
+ Bị can trước khi bị khởi tố cũng là công dân có các quyền cơ bản của công dân, do đó khi bị khởi tố, bị can phải có quyền được biết lý do mình bị khởi tố;
+ Vừa là quyền của bị can và vừa là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền thì bị can phải được
+ Bị can có quyền nhận các quyết định từ cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc khởi tố hoặc liên quan đến quá trình điều tra và kết luận xét xử, cụ thể là các văn bản sau: quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
+ Trong quá trình điều tra, bị can có quyền được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Đây là quyền nhằm bảo đảm quyền công dân và đảm bảo nguyên tắc bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
+ Bị can phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu để phục vụ cho quá trình điều tra.
+ Bị can có quyền rình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan để chứng minh mình vô tội và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Bị can có quyền đề nghị giám định, định giá tài sản trong trường hợp cần gáim định, định giá;
+ Trường hợp bị can có căn cứ những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật không phân minh trong quá trình làm việc và không đủ tư cách làm việc thì có quyền đề nghị thay đổi những người này;
+ Bị can có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho chính mình;
+ Để việc điều tra chính xác và mình bạch đồng thời đảm bảo quyền cho bị can, bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
+ Nếu bị can không đồng ý với các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì có thể tiến hành khiếu nại những quyết định và hành vi này.
– Nghĩa vụ của bị can như sau:
+ Bị can bắt buộc phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để người có thẩm quyền tố tụng tiến hành các thủ tục điều tra.
+ Bị can chỉ được vắng mặt khi vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Trường hợp bị can vắng mặt không vì các lý do này thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
+ Bị can có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Các cơ quan có trách nhiệm đến trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội: Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
4.2. Truy nã bị can:
Theo Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự thì truy nã bị can được quy định cụ thể như sau:
– Các trường hợp truy nã bị can: Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.
– Yêu cầu đối với quyết định truy nã: quyết định phải ghi rõ thông tin của bị can bị truy nã như họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố kèm theo ảnh bị can.
– Cơ quan ban hành quyết định truy nã bị can có trách nhiệm hửi quyết định truy nã đến Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.
– Trách nhiệm của Cơ quan điều tra sau khi bắt được bị can: tiến hành các thủ tục điều tra đố với bị can và phải ra quyết định đình nã đồng thời uyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.
– Hậu quả đối với việc truy nã bị can: sau khi Cơ quan điều tra truy nã bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Mẫu số 102/HS: Mẫu yêu cầu truy nã bị can và các nội dung về truy nã bị can và các nội dung liên quan cũng như cách soạn thảo mẫu yêu cầu.