Khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần thu thập chứng cứ tại các cơ quan, tổ chức thì cần lập mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ. Vậy, mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ có nội dung như thế nào và được quy định cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ là gì?
Khi một vụ án xảy ra bao giờ cũng để lại những dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau được pháp luật quy định cụ thể và gọi chung là chứng cứ, những dấu xết này có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào những dấu vết đã thu thập được trong quá trình điều tra để thực hiện việc khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành vi phạm tội. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể và các biểu mẫu quan trọng trong quá trình thực hiện thu thập chứng cứ Mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ là một trong số đó và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn đời sống.
Mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ tài liệu là mẫu bản yêu cầu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để yêu cầu về việc cá nhân, tổ chức cung cấp chứng cứ tài liệu. Mẫu yêu cầu nêu rõ thông tin người được yêu cầu cung cấp chứng cứ, thông tin cơ quan đang xác minh, điều tra vụ việc/vụ án hình sự, căn cứ pháp lý,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.
2. Mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ:
……….
……….
Số: ……..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày…… tháng…… năm…..
YÊU CẦU CƠ QUAN/TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
CUNG CẤP CHỨNG CỨ, ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU, DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ
Kính gửi: ………..
Cơ quan đang xác minh, điều tra vụ việc/vụ án hình sự:………….
Căn cứ Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan …….. yêu cầu (*) ……….
Cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử có liên quan đến vụ việc/vụ án đang xác minh, điều tra: ……..
Nơi nhận:
– Như trên;
– …….
– …….
– Hồ sơ 02 bản.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ:
(*) Ghi tên cơ quan/tổ chức/cá nhân đề nghị cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu hoặc dữ liệu điện tử.
3. Một số quy định về chứng cứ:
3.1. Khái quát chung về chứng cứ:
Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về chứng cứ có nội dung như sau: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Trên thực tế, chứng cứ là một phương tiện rất quan trọng đối với việc chứng minh cũng như xác định các sự kiện có ý nghĩa nòng cốt trong việc giải quyết vụ án hình sự. Thông qua việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thu thập các tài liệu, chứng cứ thì các sự kiện trên thực tế của vụ án hình sự sẽ được xác định, khẳng định và đồng thời cũng phủ định, loại trừ các sự kiện không xảy ra trong thực tế.
Giá trị của chứng cứ là rất quan trọng, chứng cứ đóng vai trò là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duy nhất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu thập nhằm mục đích để chứng minh các tình tiết xảy ra trong toàn bộ vụ án hình sự. Khi giải quyết vụ án hình sự, trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án cần xác minh những sự việc có liên quan đến tội phạm đang được tiến hành xem xét, cần phải khẳng định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được người cụ thể đã thực hiện tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện.
Các sự kiện và tình tiết của vụ án hình sự phải phù hợp với hiện thực khách quan. Để làm được điều đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào các loại chứng cứ mà mình thu thập được. Thông qua việc thu thập chứng cứ, kiểm sát viên thực hành quyền công tố trước cơ quan tòa án và đưa ra lời buộc tội đối với bị cáo, còn người bào chữa và thân chủ của họ có thể bác bỏ lời buộc tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo.
Việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự.
Thông qua việc phát hiện chứng cứ, cơ quan Nhà nước sẽ xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ đó, đưa ra các đánh giá đối với các chứng cứ mà mình thu thập được, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan.
Như vậy, ta nhận thấy, quá trình chứng minh về bản chất nói chung là quá trình giải quyết các chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng hình sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chung đó là chứng cứ đồng thời cũng xuất phát từ chứng cứ. Chính bởi vì vậy, chứng cứ là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự. Qua đó, ta nhận thấy chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng đắn cho quá trình thu thập, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá đối với vụ án hình sự.
Tất cả các vụ án hình sự xảy ra bao giờ cũng để lại những dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới các hình thức cụ thể khác nhau, mà những dấu vết này có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định có hay không có hành vi phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dựa trên các căn cứ của những dấu vết đã thu thập được để thực hiện việc khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có hành vi phạm tội, những dấu vết đó được gọi là chứng cứ.
3.2. Các loại chứng cứ:
Theo quy định của pháp luật, ta nhận thấy, chứng cứ được xác định cụ thể bằng các loại sau đâu:
– Thứ nhất: Vật chứng là một loại chứng cứ vô cùng quan trọng.
– Thứ hai: Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
– Thứ ba: Kết luận giám định.
– Thứ tư: Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, ta nhận thấy, xét về bản chất, chứng cứ là các thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì một thông tin, tài liệu chỉ có thể được coi là chứng cứ của vụ án khi nó có đủ ba thuộc tính cụ thể như sau:
– Tính khách quan: Vật chứng phải là những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra trong thực tế đời sống.
– Tính liên quan: Vật chứng cần phải có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án. Cũng cần lưu ý rằng dù là trực tiếp hay gián tiếp thì mối quan hệ giữa vật chứng và vụ ám cũng phải là mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, hay hiểu cơ bản là chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các chứng cứ này.
– Tính hợp pháp: Tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự mà pháp luật nước ta quy định. Đây là trình tự nhằm mục đích bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ.
Trong thực tế, đối với quá trình giải quyết các vụ án hình sự, ta nhận thấy, tính hợp pháp của chứng cứ sẽ được xác định thông qua hoạt động chứng minh được tòa án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
Trong quá trình chứng minh cũng như trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng, hoạt động sử dụng chứng cứ luôn gắn liên và đi đôi với hoạt động đánh giá chứng cứ, mục đích của việc đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ có mối quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau.
Đánh giá chứng cứ được xem là giai đoạn tiền đề, là điều kiện quan trọng cho việc sử dụng chứng cứ. Sử dụng chứng cứ hiểu cơ bản là sự kiểm nghiệm, xác định lại kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi việc đánh giá chứng cứ không đúng trình tự, thủ tục, tất yếu sẽ dẫn đến những kết quả sai lầm, không đúng đắn của việc sử dụng chứng cứ. Và, khi việc sử dụng chứng cứ sai mục đích, không phù hợp giữa nội dung, giá trị chứng minh của chứng cứ với đối tượng cần phải chứng minh sẽ làm làm hạn chế kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ.