Đối với kết quả định giá của Hội đồng thẩm định giá, nếu các bên không đồng ý và có yêu cầu định giá lại tài sản thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu định giá lại tài sản. Vậy mẫu yêu cầu định giá lại tài sản ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu định giá lại tài sản là gì, mục đích của mẫu yêu cầu định giá tài sản?
Thẩm định giá được hiểu là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật thực hiện việc xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản phải tiến hành thi hành án theo quy định phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Tổ chức thẩm định giá là tổ chức có đủ các điều kiện thẩm định giá theo quy định của pháp luật được các đương sự lựa chọn tiến hành thẩm định giá tài sản thi hành án hoặc được chấp hành viên lựa chọn trong các trường hợp đương sự không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá.
Mẫu yêu cầu định giá lại tài sản là văn bản của viện trưởng viện kiểm sát với các nội dung bao gồm căn cứ yêu cầu thẩm định giá tài sản, nội dung yêu cầu thẩm định giá tài sản và yêu cầu đối với bên phải thi hành án, bên được thi hành án.
Mục đích của Mẫu yêu cầu định giá lại tài sản: sau khi tiến hành thẩm định giá tài sản xong và có kết quả thẩm định giá, nếu người phải thi hành án không đồng ý với giá được thẩm định thì họ có thể đề nghị thẩm định lại tài sản, lúc này Viện trưởng viện kiểm sát sẽ sử dụng văn bản này nhằm mục đích yêu cầu Hội đồng định giá tài sản thực hiện định giá lại tài sản trước đó.
2. Mẫu yêu cầu định giá lại tài sản (122/HS):
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VIỆN KIỂM SÁT … .(1)
………………(2)
Số:…../QĐ-VKS…-…(3)
….., ngày…tháng…năm…
YÊU CẦU
ĐỊNH GIÁ LẠI TÀI SẢN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……
Căn cứ các điều 41, 69, 165, 215, 216, 217 và 218 Bộ luật Tố tụng hình sự; (4)
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…. tháng….. năm… của…(5)…… về tội…………… quy định tại khoản…… Điều……..…(6) Bộ luật Hình sự;
Xét đề nghị của ông/bà……….(7)……..……………………………….(nếu có);
Xét Kết luận định giá tài sản số……(8) ngày…… tháng…… năm…… của………,
YÊU CẦU:
1. ……(9)… định giá lại tài sản theo những nội dung sau đây………(10)….
2. Thời hạn định giá lại tài sản(11)… kể từ ngày… nhận được Yêu cầu này.
3. Hội đồng định giá lại tài sản có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Kèm theo Yêu cầu này là hồ sơ, tài liệu có liên quan./.
Nơi nhận:
– Hội đồng định giá lại tài sản;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (12)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu yêu cầu định giá lại tài sản:
Người soạn thảo Mẫu yêu cầu định giá lại tài sản phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ghi tên Viện kiểm sát ban hành quyết định.
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu yêu cầu định giá lại tài sản.
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra yêu cầu định giá lại tài sản, nội dung yêu cầu định giá lại tài sản và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về yêu cầu định giá lại tài sản.
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Nếu quyết định yêu cầu định giá tài sản trong giai đoạn truy tố thì bổ sung căn cứ Điều 236 BLTTHS
[5] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án
[6] Trường hợp yêu cầu định giá theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 147 BLTTHS thì không cần căn cứ này
[7] Ghi rõ họ, tên, tư cách tham gia tố tụng
[8] Nêu lý do cần phải yêu cầu định giá
[9] Ghi tên Hội đồng định giá được yêu cầu định giá tài sản.
[10] Ghi rõ thông tin, đặc điểm các loại tài sản cần định giá và nơi bảo quản các tài sản này, nội dung yêu cầu định giá,…..
[11] Ghi rõ thời hạn định giá tài sản theo quy định tại Điều 216 BLTTHS
[12] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Những quy định liên quan đến yêu cầu định giá lại tài sản:
Theo Điều 98
Định giá tài sản được thực hiện qua hai hình thức:
+ Các đương sự thỏa thuận được về giá tài sản: thời điểm ngay khi kê biên tài sản các bên sẽ thực hiện việc thỏa thuận giá tài sản kê biên. Việc thỏa thuận này được Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận, đồng thời giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá.
+ Các đương sự thỏa thuận được về tổ chức thẩm định giá: thời điểm ngay khi kê biên tài sản các bên sẽ thực hiện việc thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá.
Trường hợp này khi các đương sự thỏa thuận được về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Sau khi đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên sẽ tiến hành ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó để bên Tổ chức thẩm định giá này tiến hành thẩm định giá.
– Trường hợp đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, hoặc các đương sự thỏa thuận được về tổ chức thẩm định giá tuy nhiên tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ thì việc định giá được Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên.
Thời hạn để ký chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản.
– Chấp hành viên sẽ thực hiện xác định giá trong các trường hợp sau đây:
+ Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên;
+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá.
Các trường hợp định giá lại tài sản kê biên được quy định tại Điều 99 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:
Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về xác định giá tài sản hoặc vi phạm về việc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản;
+ Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có
Theo đó thì việc yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, hết thời hạn 05 ngày này thì yêu cầu định giá không được chấp nhận.
Thời hạn này được tính kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.
Theo quy định thì giá thẩm định lại được lấy làm giá khởi điểm để bán đấu giá theo quy định.
Như vậy, sau khi có quyết định kê biên tài sản để thực hiện thi hành án thì các đương sự sẽ tiến hành thỏa thuận về giá để tiến hành bán đấu giá, tiền bán đấu giá sẽ được dùng để thi hành án. Trường hợp với giá đã thỏa thuận mang ra bán đấu giá nhưng không có người mua thì Chấp hành viên sẽ thông báo với người thi hành án về việc giảm giá tài sản kê biên để tiếp tục bán đấu giá cho đến khi có người mua tài sản kê biên này.