Trong trường hợp các doanh nghiệp muốn thực hiện dự án đầu tư muốn được bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu thì phải thuộc các điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu là gì?
- 2 2. Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu mới nhất:
- 4 4. Một số quy định về cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu:
1. Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu là gì?
Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu là mẫu văn bản được tổ chức phát hành trái phiếu lập ra để xin xem xét về việc cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, nội dung phát hành trái phiếu…
Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu được tổ chức phát hành trái phiếu lập ra gửi tới bộ tài chính để xin xem xét về việc cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu
2. Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu mới nhất:
(TÊN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH)
——————————-
Số:…
V/v: đề nghị xem xét phương án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày… tháng… năm…
Kính gửi: Bộ Tài chính
– Căn cứ Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;
– Căn cứ Thông tư số –/2018/TT-BTC ngày … tháng … năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn biểu, mẫu cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh;
(Tên tổ chức phát hành) đề nghị Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận cho (Tên tổ chức phát hành) được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại thị trường trong nước năm ….. để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. Điều kiện phát hành
(Tổ chức phát hành) nhận thấy (Tên tổ chức phát hành) đủ điều kiện phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo các tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số …/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
II. Dự kiến phương án phát hành: …
1.Tên tổ chức phát hành: …
2.Tên trái phiếu: …
3.Khối lượng phát hành dự kiến: …
4.Mục đích phát hành: …
5.Điều kiện, điều khoản dự kiến của trái phiếu được bảo lãnh: …
-Kỳ hạn trái phiếu dự kiến: …
-Lãi suất phát hành dự kiến: ….
-Mệnh giá trái phiếu dự kiến: …
-Đồng tiền phát hành: …
-Đồng tiền thanh toán: ….
-Hình thức phát hành dự kiến: …
6.Thị trường phát hành dự kiến: …
7.Thời gian dự kiến phát hành trái phiếu: …
(Tên tổ chức phát hành) xin gửi kèm theo
Chúng tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ hồ sơ kèm theo phương án phát hành trái phiếu.
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về Đề án theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Như trên:
– Lưu: …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu mới nhất:
-Ghi rõ tên tổ chức phát hành;
-Liệt kê các văn bản gửi kèm theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ
4. Một số quy định về cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu:
Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ tại Điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 91/2018/NĐ-CP được quy định như sau:
Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công, thì trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chứng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Mức bảo lãnh Chính phủ tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 91/2018/NĐ-CP được quy định như sau:
Mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu do ngân hàng chính sách phát hành là tối đa 100% hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 48 Nghị định 91/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Điều 19 Nghị định 91/2018/NĐ-CP được quy định như sau:
Ngoài hồ sơ đã gửi theo quy định tại Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp (chủ thể phát hành trái phiếu) đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ nộp bổ sung cho Bộ Tài chính trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính các hồ sơ sau:
Một là, Các văn bản theo quy định tại Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP nếu có bất kỳ điều chỉnh nào so với văn bản đã nộp trước đây.
Hai là, Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp cho khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (bản chính).
Ba là, Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công (trường hợp nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11) (bản sao có chứng thực).
Bốn là, Đề án phát hành trái phiếu (bản chính) được cập nhật ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung nêu tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2018/NĐ-CP, đồng thời bổ sung:
– Kế hoạch, thời điểm phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của dự án (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Tổng khối lượng phát hành được chia theo kỳ hạn trái phiếu và thời điểm phát hành trên cơ sở tiến độ triển khai và giải ngân của dự án;
– Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của Đối tượng được bảo lãnh về việc bố trí vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm trong thời kỳ xây dựng theo tiến độ thực hiện dự án.
Năm là, Văn bản phê duyệt đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bản chính).
Sáu là, Giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) về chứng khoán và thị trường chứng khoán cấp.
Bảy là,
Tám là, Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam về tình hình tín dụng của Đối tượng được bảo lãnh (bản in có đóng dấu của ngân hàng cung cấp thông tin).
Chín là, Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 91/2018/NĐ-CP (bản chính) kèm theo xác nhận của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ hoặc tổ chức, cá nhân góp vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên về việc đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Mười là, Văn bản cam kết của các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên về việc cùng nhau nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực, kèm theo danh sách các cổ đông, cá nhân nói trên đối với công ty cổ phần.
Các thông tin bổ sung phát sinh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu để đầu tư dự án.
Kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm cho dự án đầu tư kèm theo hồ sơ chứng minh năng lực thu xếp vốn chủ sở hữu để tham gia tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án.
Các văn bản chứng minh dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Từ các Điều luật trên để được cấp bảo lãnh đối với khản phát hành trái phiếu doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của Điều 19 Nghị định 91/2018/NĐ-CP
Cấp bảo lãnh đối với khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Điều 21 Nghị định 91/2018/NĐ-CP được quy định như sau:
Thứ nhất, Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản phát hành trái phiếu sau khi đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục sau:
-Ký kết với Bộ Tài chính Hợp đồng thế chấp tài sản cho toàn bộ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2018/NĐ-CP. Hợp đồng thế chấp tài sản được điều chỉnh sau khi kết thúc toàn bộ các đợt phát hành phù hợp với giá trị trái phiếu được bảo lãnh;
– Cung cấp cho Bộ Tài chính bản sao chứng thực Hợp đồng bảo hiểm tài sản thế chấp;
– Mở tài khoản dự án tại ngân hàng phục vụ,
– Báo cáo Bộ Tài chính kết quả mỗi đợt phát hành trái phiếu để làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế (cấp Thư bảo lãnh) trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành.
Như vậy, Thư bảo lãnh được cấp kể từ ngày đối tượng được bảo lãnh hoàn thành các thủ tục tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 91/2018/NĐ-CP và trong vòng 05 ngày làm việc sau khi Bộ Tài chính nhận được báo cáo kết quả của mỗi đợt phát hành. Thư bảo lãnh cấp cho mỗi đợt phát hành được lập thành 05 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 02 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản, 02 bản được gửi cho các cơ quan liên quan.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;
– Thông tư số –/2018/TT-BTC ngày … tháng … năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn biểu, mẫu cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh;