Hiện nay, các tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu giống cây trồng sẽ lập thành văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng và gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng là gì? Mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng là gì?
Mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng là mẫu văn bản do các cá nhân, tổ chức đề nghị nhập khẩu giống cây trồng lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền khi các cá nhân, tổ chức có đề nghị về việc nhập khẩu giống cây trồng. Mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng được gửi đến Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng nêu rõ thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu( tên của cá nhân, tổ chức, địa chỉ, số điện thoại/ fax / email), thông tin về giống nhập khẩu, ( tên giống, tên khoa học, loại hình, đơn vị tính, số lượng nhập, nơi xuất), mục đích nhập khẩu( nghiên cứu, khảo nghiệm, quà tặng, triển lãm, sản xuất thử, thực hiện dự án đầu tư, hợp tác quốc tế, …),quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng, thời hạn nhập khẩu, cam kết của cá nhân, tổ chức đề nghị nhập khẩu giống cây trồng.
Mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng là mẫu văn bản được dùng để đề nghị nhập khẩu giống cây trồng của các cá nhân, tổ chức có đề nghị nhập khẩu giống cây trồng. Mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng là cơ sở để Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xem xét về đề nghị của cá nhân, tổ chức có đề nghị nhập khẩu giống cây trồng. Theo đó, giống cây trồng nhập khẩu do các cá nhân, tổ chức đề nghị nhập khẩu được dùng với mục đích để phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp sẽ không được nhập khẩu như: hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng, giống cây trồng gửi kho ngoại quan, giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu và trường hợp giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định của Luật trồng trọt.
2. Mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
————-
(1) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị.
Số: …
.., ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
REGISTRATION APPLICATION OF VARIETY IMPORTATION
Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
To: Department of Crops Production – MARD
– Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu giống:(2)
(Name of the Organization, individual applying the registration for variety importation):
– Địa chỉ (Address):(3)
– Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):(4)
– Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on variety (5)
TT | Tên giống (Variety Name) | Tên khoa học (Scientific name) | Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…) | Đơn vị Tính (Unit) | Số lượng nhập (The quantity of importation) | Nơi xuất (original of exportation) |
Tổng (total) |
– Lần nhập khẩu (import time): □ Lần đầu (first) □ Lần thứ ( next)……
– Mục đích nhập khẩu (Purposes of importation):(6)
□ Nghiên cứu (Research)
□ Khảo nghiệm (Evaluation)
□ Sản xuất thử (Test production)
□ Sản xuất hạt lai F1 (F1 seed production)
□ Quà tặng (Gift)
□ Triển lãm (Exhibition)
□ Hợp tác quốc tế (International Cooperation)
□ Thực hiện Dự án đầu tư (Implementation of investment projects)
□ Mục đích khác (Other Purposes): ………
– Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập Danh sách kèm theo):(7)
Estimation for planting scale and location: (If more than one variety, a variety list needs to be attached)
– Cửa khẩu nhập (Border/gate for importation): ……..(8)
– Thời hạn nhập khẩu (permited time of importation) …….(9)
– Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):(10)
□ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)
□ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)
□ Văn bản cho phép sản xuất thử (……)
□ Giấy tờ khác (Other papers)
– Chúng tôi xin cam kết (engagements):(11)
+ Giống cây trồng đề nghị nhập khẩu trên không phải là cây trồng biến đổi gen (GMO); không thuộc nhóm cây có chứa chất ma túy; không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
(This varieties registrated for importation are not GMO or belong to the group of opium containing plants; not be harmful to human health and ecological environment).
+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống về Cục Trồng trọt.
(Evaluation and importation result report of the variety to the Department of Crop Production)
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.
(Proposal and submittment to the Department of Crop Production./.)
….., ngày … tháng … năm …
Date, ………
Tổ chức/cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu)
Organization/individual of registration (Signed,Sealed)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng:
(1)(2) : Điền tên cá nhân, tổ chức đề nghị nhập khẩu giống cây trồng
(3): Điền địa chỉ
(4): Điền số điện thoại, Fax, Email
(5): Điền thông tin về giống nhập khẩu
(6): Điền mục đích nhập khẩu
(7): Điền quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng
(8): Điền cửa khẩu nhập
(9): Điền thời hạn nhập khẩu
(10): Điền các tài liệu liên quan
(11): Điền cam kết của cá nhân, tổ chức đề nghị nhập khẩu giống cây trồng
4. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng:
– Khi các cá nhân, tổ chức có đề nghị nhập khẩu giống cây trồng thì các cá nhân, tổ chức sẽ phải gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu, khi đó, các các nhân, tổ chức phải chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
(1) Văn bản đề nghị nhập khẩu
(2) Bản sao thỏa thuận hợp tác giữa các bên đối với trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.
(3) Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu)
(4) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
– Về trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: các cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, tài liệu như đã nêu ở trên
+ Bước 2: Nộp hồ sơ: các cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ đến Cục trồng trọt
+ Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: sau khi các cá nhân, tổ chức đề nghị nhập nhẩu giống cây trồng gửi hồ sơ đến Cục trồng trọt, trong thời hạn năm ngày, cục trồng trọt sẽ tiến hành tổ chức thẩm định hồ sơ. Theo đó, nếu trong trường hợp nhận thấy hồ sơ của các cá nhân, tổ chức đề nghị còn thiếu xót thì Cục trồng trọt sẽ
+ Bước 4: Trả kết quả: kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ( trong thời hạn mười ngày làm việc), Cục Trồng trọt tiến hành tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo quy định của pháp luật. Sau khi cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng, Cục trồng trọt tiến hành ăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Đối với trường hợp Cục trồng trọt không cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng thì phải nêu rõ lý do về việc không cấp và phải trả lời bằng văn bản, gửi cho bên cá nhân, tổ chức đề nghị.
* Lưu ý: trường hợp cấp giấy phép nhập khẩu đổi với giống cây trồng biến đổi gen: đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc giấy xác nhận thực vật biến đổi đối với giống cây trồng biến đổi gen đã đủ điều kiện để được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và những giống cây trồng này đã được nhập khẩu với mục đích để khảo nghiệm và đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo quy định của pháp luật về trồng trọt.
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật trồng trọt 2018.