Mẫu tờ trình công nhận ban chấp hành công đoàn là một dạng văn bản hành chính nhằm đề nghị với cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban chấp hành công đoàn. Bài viết dưới đây cung cấp các Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở là gì?
- 2 2. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:
- 3 3. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:
- 4 4. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:
- 5 5. Quy định về Ban chấp hành công đoàn:
- 6 6. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình công nhận ban chấp hành công đoàn:
1. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở là gì?
Mẫu tờ trình công nhận ban chấp hành công đoàn là một dạng văn bản có mục đích giải thích và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban chấp hành công đoàn, từ đó cho phép Ban chấp hành công đoàn có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
2. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
…….., ngày …….. tháng ……. năm ……..
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị công nhận Ban Chấp hành và Ủy ban kiểm tra Công đoàn …………
Nhiệm kỳ 20…… – 20…..
Kính gửi: Ban Thường vụ Công đoàn ……………
Căn cứ vào kết quả bầu cử Ban Chấp hành Công đoàn ……… nhiệm kỳ 20…… – 20…… vào ngày ….. tháng …… năm …… và hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành vào ngày ……. tháng ……. năm ……. đã tiến hành bầu cử Ban chấp hành, các chức danh Chủ tịch, Ủy ban kiểm tra và Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Vậy Ban Chấp hành Công đoàn ………… lập tờ trình báo cáo Ban Thường vụ Công đoàn …….về danh sách Ban Chấp hành và Ủy ban kiểm tra CĐCS ……… nhiệm kỳ 20…….. – 20……… như sau:
A – Ban Chấp hành:
1 – …………
2 – ………..
3 – ………..
B – Ủy ban kiểm tra:
1 – ……….
2 – ………
3 – ……..
Kính đề nghị Ban Thường vụ Công đoàn quyết định công nhận để Công đoàn cơ sở đi vào hoạt động.
Nơi nhận:
– Như trên – Lưu CĐCS…………. | TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:
TỜ TRÌNH
Về việc công nhận Ban Chấp hành Công đoàn ……. Nhiệm kỳ 20…. – 20….
Kính gửi:………
Thực hiện Kế hoạch số ……./KH–CĐ và Hướng dẫn số …../HD–CĐ ngày …./…./…… của BTV Công đoàn Công ty ……….. về việc tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở trực thuộc nhiệm kỳ 20…. – 20…. và Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty khóa …., nhiệm kỳ 20…. – 20….;
Căn cứ biên bản bầu BCH Công đoàn ……..; Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu Công đoàn Công ty nhiệm kỳ 20…. – 20….; Kết quả bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn nhiệm kỳ 20…. – 20….;
Công đoàn …….. kính đề nghị Ban thường vụ Công đoàn Công ty ……… công nhận kết quả bầu cử các chức danh của Công đoàn ……….. nhiệm kỳ 20…. – 20…., cụ thể như sau:
1. Ban Chấp hành Công đoàn ………., gồm: ………… đồng chí (có danh sách kèm theo);
2. Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu Công đoàn Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn gồm: ………. đồng chí, trong đó ……. đại biểu chính thức và ……. đại biểu dự bị (có danh sách kèm theo);
3. Công nhận đồng chí ……. – Chủ tịch Công đoàn nhiệm kỳ 20…. – 20….;
4. Công nhận đồng chí …….. Phó Chủ tịch Công đoàn nhiệm kỳ 20…. – 20.…
Kính mong BTV Công đoàn Công ty ………. xem xét và công nhận các chức danh của Công đoàn ………. nhiệm kỳ 20…. – 20…. như trên.
Trân trọng cảm ơn!
Đính kèm tờ trình:
– Biên bản kiểm phiếu bầu Chấp hành Công đoàn ………. nhiệm kỳ 20…. – 20….;
– Biên bản kiểm phiếu bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu Công đoàn Công ty nhiệm kỳ 20…. – 20….;
– Biên bản bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn nhiệm kỳ 20…. – 20…..;
– Danh sách BCH Công đoàn nhiệm kỳ 20…. – 20….;
– Danh sách Đoàn đại biểu dự Đại hội Đại biểu Công đoàn Công ty nhiệm kỳ 20…. – 20….;
– Danh sách Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn nhiệm kỳ 20…. – 20….
Nơi nhận: – Như kính gửi; – Lưu: VT, CĐ. | T.M BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH |
4. Mẫu tờ trình công nhận Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:
5. Quy định về Ban chấp hành công đoàn:
5.1. Đối với yêu cầu xây dựng trong ban chấp hành:
Trong việc xây dựng ban chấp hành, cần có bản lĩnh để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động, viên chức, công nhân và đoàn viên.
Việc lựa chọn thành viên cho ban chấp hành cần dựa trên tiêu chuẩn và chất lượng, đồng thời cần có cơ cấu và số lượng hợp lý để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện ở các địa bàn, các cấp, lĩnh vực hoạt động về công đoàn.
Bên cạnh đó, ban chấp hành cần đảm bảo sự hài hòa về cơ cấu trên mức cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn và độ tuổi.
Việc quản lý và lãnh đạo ban chấp hành phải tuân thủ quy trình, đảm bảo sự dân chủ và công khai theo quy định.
5.2. Đối với ủy viên ban chấp hành cần có tiêu chuẩn chung:
Đối với ủy viên ban chấp hành, cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau đây:
– Nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn; có bản lĩnh chính trị vững vàng; luôn đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của lao động, viên chức, công nhân và đoàn viên; có uy tín và phương pháp để hoạt động quần chúng cùng khả năng đoàn kết tập hợp đoàn viên đông đảo.
– Có năng lực trong việc tham gia xây dựng và thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước và Đảng đối với công tác công đoàn, đồng thời tham gia quyết định chủ trương công tác từ ban chấp hành công đoàn. Ngoài ra, cần có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội.
– Có sức khỏe tốt để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao; không tham nhũng, bảo vệ tham nhũng; không lãng phí và có sự kiên quyết trong đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí.
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tập thể và tổ chức được giao, đồng thời có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
5.3. Điều kiện tham gia trong ban chấp hành:
– Đối với những người lần đầu tham gia ban chấp hành: cần đủ độ tuổi để có thể đảm nhiệm ít nhất 1 nhiệm kỳ trong đại hội công đoàn, và đáp ứng được các điều kiện khác như có lý lịch rõ ràng và có điều kiện để tham gia hoạt động của ban chấp hành.
– Đối với những người tái cử trong ban chấp hành công đoàn: cần đủ độ tuổi để có thể công tác ít nhất từ 1/2 nhiệm kỳ. Nếu còn thời gian công tác ít hơn 1/2 nhiệm kỳ, thì cấp ủy cùng cấp và công đoàn cấp trên sẽ xem xét để đưa ra quyết định. Ngoài ra, cần có lý lịch rõ ràng và hào toàn tự nguyện.
– Người tham gia ban chấp hành cần có lý lịch rõ ràng, không có tiền án tiền sự và không bị kỷ luật về đạo đức, không được kết án tội vì các tội phạm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Đồng thời, cần có điều kiện để tham gia hoạt động của ban chấp hành, và tham gia hoạt động này là hoàn toàn tự nguyện.
5.3. Cơ cấu của ban chấp hành công đoàn:
– Cơ cấu của BCH công đoàn cần đảm bảo số lượng và chất lượng ủy viên hợp lý, đồng thời tuân thủ quy trình công khai, dân chủ và đúng nguyên tắc để đảm bảo tính kế thừa và phát triển.
– Tiêu chuẩn cho ủy viên BCH công đoàn cần được đảm bảo tại mỗi cấp công đoàn để đáp ứng yêu cầu tổ chức và thực hiện tốt, nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng của ban chấp hành.
– Cần thiết lập 3 nhóm độ tuổi trong ban chấp hành công đoàn là dưới 40 tuổi, từ 40-50 tuổi, và từ 50 tuổi trở lên, để đảm bảo tính kế thừa, phát triển, trẻ hóa và tăng cường sự đại diện của phụ nữ trong ban chấp hành công đoàn tại các cấp.
– Ngoài ra, cần quan tâm đến cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ sản xuất, dân tộc ít người, và người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế khác nhau.
6. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình công nhận ban chấp hành công đoàn:
Để soạn thảo tờ trình công nhận ban chấp hành công đoàn, bạn cần tuân thủ các bước sau:
– Tiêu đề của tờ trình cần ghi rõ: “Tờ trình về việc công nhận ban chấp hành công đoàn nhiệm kỳ…”
– Cung cấp các thông tin căn cứ: tổ chức Đại hội Công đoàn của nhiệm kỳ, Đại hội đại biểu của công đoàn khóa mấy nhiệm kỳ mấy.
– Nêu rõ căn cứ từ biên bản bầu ban chấp hành công đoàn, kết quả bầu cử.
– Trình bày nội dung đề nghị, bao gồm:
– Thông tin về ban chấp hành hiện tại, bao gồm số lượng đồng chí.
– Danh sách các công đoàn tham dự Đại hội, số lượng đồng chí dự bị và chính thức.
– Công nhận các đồng chí nào nhận chức danh tại công đoàn nhiệm kỳ.
– Lời mong muốn phía công đoàn có thể xem xét và công nhận những đồng chí nhận chức danh tại công đoàn của nhiệm kỳ.
– Kết thúc tờ trình bằng lời cảm ơn.
– Đính kèm các giấy tờ, tài liệu liên quan.
– Ký tên, ghi rõ họ và tên của người thay mặt ban chấp hành, đóng dấu.
Chú ý: Bạn cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật và quy trình công khai, dân chủ, đúng nguyên tắc khi thực hiện việc soạn thảo tờ trình này.