Để hoạt động báo chí tại Việt Nam, cơ quan hoạt động báo chí phải soạn thảo tờ khai đề nghị gửi đến cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền. Mẫu tờ khai và cách thức soạn thảo đơn tờ khai đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam mới nhất như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam là gì?
- 2 2. Khi nào soạn thảo tờ khai đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam?
- 3 3. Mẫu tờ khai đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo tờ khai đề nghị:
- 5 5. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí:
- 6 6. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo chí:
1. Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam là gì?
Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân
Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
Như vậy có thể hiểu, tờ khai đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam là mẫu đơn được soạn thảo bởi tổ chức, cơ quan báo chí gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam. Nội dung tờ khai nêu rõ thông tin của cơ quan, tổ chức; đối tượng phục vụ, thể thức xuất bản,…cùng các nội dung liên quan đến loại hình báo chí đăng ký hoạt động.
2. Khi nào soạn thảo tờ khai đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam?
Điều 17
Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí
1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của
Khi đáp ứng yêu cầu về đối tượng thành lập cơ quan báo chí, tỏ chức, cơ quan có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí chuẩn bị hồ sơ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Mẫu tờ khai đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam:
Luật báo chí 2016 thừa nhận sự tồn tại của các loại hình báo chí Việt Nam gồm: Báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử,… Vì vậy, khi tiến hành hoạt động bất cứ một loại hình báo chí nào cơ quan báo chí phải tiến hành soạn thảo đơn đề nghị cấp phép cho hoạt động báo chí đó.
Mẫu tờ khai đề nghị cấp hoạt động báo chí tại Việt Nam được đính kèm Thông tư 41/2020/TT-BTTTT
Dưới đây Luật Dương Gia cũng cấp tờ khai đề nghị hoạt động báo in mới nhất
Mẫu số 01
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO IN
1. Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in:…
– Địa chỉ: ……..
– Điện thoại: ……… Fax: ………
2. Tên gọi cơ quan báo in đề nghị cấp giấy phép: ………….
3. Tôn chỉ, mục đích: ……….
(Trường hợp có nhiều ấn phẩm báo in thì cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép thể hiện tôn chỉ, mục đích đối với từng ấn phẩm, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo in)
4. Đối tượng phục vụ: …….
5. Thể thức xuất bản:
5.1. Ấn phẩm chính:
– Tên gọi: …………
– Ngôn ngữ thể hiện: ………
– Kỳ hạn xuất bản: ………
– Thời gian phát hành (ghi rõ phát hành vào các ngày nào trong tuần/tháng): …….
– Khuôn khổ: …….
– Số trang: …….
5.2. Ấn phẩm khác (nếu có):
– Tên gọi: …….
– Ngôn ngữ thể hiện: ……..
– Kỳ hạn xuất bản: ………
– Thời gian phát hành (ghi rõ phát hành vào các ngày nào trong tuần/tháng): ……
– Khuôn khổ: …….
– Số trang: ……..
(Trường hợp có nhiều ấn phẩm báo in thì cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép thể hiện các nội dung tại mục này đối với từng ấn phẩm)
6. Phương thức phát hành: …….
7. Trụ sở chính:
– Địa chỉ: ………..
– Điện thoại: …… Fax: ………….
– Địa chỉ thư điện tử: ….
8. Nhân sự dự kiến:
– Tổng biên tập: ……..
– Phó Tổng biên tập: ….
– Số lượng biên tập viên, phóng viên: …….
9. Nguồn kinh phí hoạt động: …….
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo in cam kết những điều trên đây và các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép là đúng quy định pháp luật./.
, ngày … tháng … năm 20…
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo tờ khai đề nghị:
Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in: Ghi đầy đủ tên của cơ quan tổ chức,
– Địa chỉ: ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ươn
Thông tin liên lạc : số điện thoại, fax,..khai chính xác, trung thực nhằm đảm bảo quyền lợi của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí
– Tên gọi cơ quan báo in đề nghị cấp giấy phép: Ghi tên đầy đủ của cơ quan báo in đề nghị, chú ý ghi tên viết tắt/tên Tiếng Anh (nếu có)
Tôn chỉ, mục đích: (Trường hợp có nhiều ấn phẩm báo in thì cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép thể hiện tôn chỉ, mục đích đối với từng ấn phẩm, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo in)
Các mục: Đối tượng phục vụ, thể thức xuất bản, ấn phẩm chính, ấn phẩm khác (nếu có), phương thức phát hành, nhân sự dự kiến, nguồn kiinh phí hoạt động,…: Trên cơ sở kế hoạch thành lập cơ quan báo in, người đại diện khai báo chính xác, trung thực vào tờ khai những nội dung trên
Trụ sở chính: Ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu.
5. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí:
Để được cấp giấy phép hoạt động báo chí phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử).
– Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí; có người đủ tiêu chuẩn theo quy định để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
– Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử.
– Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.
6. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo chí:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Cơ quan, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 17 của Luật báo chí 2016, có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí; trường hợp từ chối cấp phải
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ra quyết định thành lập cơ quan báo chí và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sau 03 tháng đối với báo in và báo điện tử, 09 tháng đối với báo nói, báo hình, kể từ ngày giấy phép hoạt động báo chí có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không được thành lập hoặc không có sản phẩm báo chí thì giấy phép hết hiệu lực. Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông để thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Quy định về người đứng đầu cơ quan báo chí
– Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).
– Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
+ Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
+ Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.