Khi Tòa án nhân được đơn kháng nghị giám đốc thẩm mà cần yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm thì cần lập trên mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm:
- 4 4. Một số quy định về việc sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm:
1. Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm là gì?
Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm được cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Chánh án
2. Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm:
Mẫu số 84-DS: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
–––––––––––
Số: …../TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––––
……, ngày…… tháng …… năm…..
THÔNG BÁO
YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM
Kính gửi: …(2)
Địa chỉ: ……….(3)
Căn cứ khoản 2 Điều 329 của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm;
Xét đơn đề nghị giám đốc thẩm của ………… đề ngày….(4) về việc đề nghị Chánh án (Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao …………) xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định) số… ngày….. tháng ….. năm …….. của Tòa án … đã có hiệu lực pháp luật;
Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao … yêu cầu … sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây trong thời hạn ….. ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này: …
Trường hợp người đề nghị không sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị và gửi lại cho Tòa án trong thời hạn trên thì Tòa án trả lại đơn đề nghị, tài liệu chứng cứ kèm theo cho người đề nghị.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, ….
CHÁNH ÁN(5)
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân nhận đơn đề nghị; nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2), (3) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ người đề nghị; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đề nghị (ghi theo đơn đề nghị). Cần lưu ý đối với cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên.
(4) Ghi ngày, tháng, năm đương sự làm đơn đề nghị.
(5) Trường hợp Chánh án ủy nhiệm cho người có thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh thì người đó ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu Tòa án.
4. Một số quy định về việc sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm:
4.1. Quy định về thời hạn:
Người gửi đơn nhận được Thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm” thì trong thời hạn 01 tháng người gửi đơn phải thực hiện theo yêu cầu của thông báo và gửi sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, gửi VKSND tối cao. Nếu trong thời hạn 01 tháng mà người gửi đơn không gửi sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm thì VKSND tối cao sẽ trả lại đơn cho người gửi đơn. Nếu người gửi đơn đã gửi và sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nội dung thông báo thì:
– Thời hạn kháng nghị tại Điều 379
– Thời hạn kháng nghị tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự là 03 năm hoặc có đủ điều kiện theo quy định thì kéo dài thêm 02 năm;
– Thời hạn kháng nghị tại Điều 263 Luật Tố tụng hành chính là 03 năm.
Trong thời hạn đó VKSND tối cao sẽ yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án, nếu:
Tòa án không chuyển hồ sơ cho VKSND tối cao thì VKSND tối cao sẽ “thông báo” cho người gửi đơn biết việc VKSND tối cao chưa có hồ sơ để xem xét, giải quyết.
Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao còn thời hạn thì VKSND tối cao nghiên cứu có căn cứ sẽ ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, không có căn cứ sẽ ban hành “Thông báo về việc trả lời đơn đề nghị”.
4.2. Thủ tục nộp và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm:
Cơ quan có thẩm quyền: Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao (theo lãnh thổ)
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp đơn đề nghị tại Tòa án và Viện kiểm sát cấp cao để chuyển đến Chánh án và Viện trưởng. Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 2:
– TA, VKS nhận đơn (nếu đủ điều kiện và căn cứ)
– TA, VKS yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa (nếu thiếu)
– TA, VKS trả lại đơn, và nêu rõ lý (nếu không đáp ứng đủ các căn cứ và điều kiện được quy định)
Bước 3: Chánh án, Viện trưởng phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
Bước 4: Ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị (dựa trên kết quả của bước 3)
– Thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc.
– Yêu cầu thực hiện: Bản án/Quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng khi giải quyết. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
– Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục GĐT gửi Chánh án TAND CC hoặc/và gửi Viện trưởng VKSND CC, Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu kháng nghị (kèm theo)
4.3.Trình tự thủ tục đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật:
Để thể hiện ý kiến của mình về bản án, quyết định của Tòaán đã có hiệu lực pháp luật, đương sự có thể thực hiện nộp đơn đề nghị xem xét lại những giấy tờ trên:
Bước 1. Đương sự nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tại Tòa án, Viện kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn đề nghị bao gồm các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị.
– Tên, địa chỉ của người đề nghị.
– Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị.
– Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của
Bước 2. Tòa án, Viện kiểm sát tiếp nhận đơn đề nghị và ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Bước 3. Tòa án, Viện kiểm sát kiêm sát tra tính hợp lý, đầy đủ của đơn đề nghị. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
Bước 4. Nếu hồ đơn đã đầy đủ, hợp lệ, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành