Trường hợp việc kháng cáo, kháng nghị là hợp pháp thì vụ án sẽ được xét xử phúc thẩm và Tòa án sẽ thực hiện việc ra thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm. Vậy mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm là gì?
Trên cơ sở quy định của
Như vậy có thể thấy cũng theo như quy định tại Bộ luật này thì sau khi bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực thì cá nhân, người có liên quan, có thẩm quyền trong vụ án có thể thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị của mình lên tòa án cấp phúc thẩm để yêu cầu Tòa án giải quyết theo nội dung kháng cáo, kháng nghị của mình. Do đó nếu việc kháng cáo, kháng nghị này đúng theo quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ thực hiện việc ra
Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm được
2. Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
TÒA ÁN NHÂN DÂN…….(1)
____________
Số:…../TBTL-TA
……., ngày…… tháng …… năm……
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC THỤ LÝ VỤ ÁN ĐỂ XÉT XỬ PHÚC THẨM
Kính gửi: (2)
Địa chỉ: (3)
Ngày….. tháng…… năm…….,Tòa án nhân dân……đã thụ lý vụ án dân sự số…../…../TLPT-…(4) về việc(5)….…
Theo đơn kháng cáo (quyết định kháng nghị) của(6)
Địa chỉ (7)
Kháng cáo (kháng nghị) đối với bản án (quyết định) sơ thẩm số:…/…./…-ST ngày…..tháng….năm….của Toà án nhân dân
Những vấn đề cụ thể trong đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết bao gồm:
1
2
Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp các tài liệu, chứng cứ bổ sung sau đây:
1
2
Căn cứ vào Điều 285 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân …….. thông báo cho ……được biết.
Nơi nhận:
– Ghi nơi nhận theo quy định tại khoản 1
Điều 285 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm:
(1) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý vụ án; (Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) và (3) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn kháng cáo). Cần lưu ý đối với cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Bà Trần Thị Q).
(4) Ghi số, ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 50/2017/TLPT-KDTM).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(6) và (7) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ của người kháng cáo; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức kháng cáo (ghi theo đơn kháng cáo).
4. Một số quy định về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm:
4.1. Quy định về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm:
Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm dân sự được quy định tại Điều 285
Việc kháng cáo cần phải dựa trên cơ sở của bản án xét xử sơ thẩm vụ án đó trong giai đoạn xét sử sơ thẩm nếu không có kháng nghị vụ án của Viện kiểm sát, kháng cáo vụ án của cá nhân và tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan thì sẽ không có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Trường hợp bản án có kháng nghị, kháng cáo thì vụ án phải đưa ra xét xử phúc thẩm. Thông thường thời gian kháng cáo là 15 ngày, thời gian kháng nghị là 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp hoặc 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên. Sau thời gian này mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực.
Bên cạnh đó sau khi Tòa án phúc thẩm nhận đơn kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.
4.2. Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự:
Theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự diễn ra theo trình tự các giai đoạn gồm: chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án, nghị án và tuyên án xét xử phúc thẩm
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án
Nghị án và tuyên án xét xử phúc thẩm:
Sau phần tranh tụng, Tòa án và Viện kiểm sát ra quyết định và tuyên án. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.