Quy định về giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cho chính quyền địa phương hoặc người thân thích khác được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự. Một trong những thủ tục mà cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải thực hiện là thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom:
1. Thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom là gì?
1.1. Người tạm giữ, người tạm giam được hiểu như thế nào?
Khái niệm về người bị tạm giữ được giải thích trong Bộ luật tố tụng hình sự là “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.” (Khoản 1, Điều 59). Dưới góc độ thi hành, người bị tạm giữ được giải thích là “người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”.(Khoản 1, Điều 3, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015). Người bị tạm giữ có thể là người chưa bị khởi tố về hình sự, đó là những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, trường hợp phạm tội tự thú trước khi hành vi phạm tội bị phát hiện và khởi tố, và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Mặc dù, họ chưa bị khởi tố về hình sự nhưng trên thực tế họ vẫn phải chịu sự cưỡng chế của cơ quan đã tạm giữ họ. Họ bị hạn chế một số quyền tự do, bị buộc phải khai báo hoặc trả lời các câu hỏi của cán bộ điều tra.
Từ những phân tích trên về khái niệm người bị tam giữ, có thể thấy, pháp luật coi người bị tạm giữ là người tham gia tố tụng hình sự, có các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, người bị tạm giữ là người bị nghi đã thực hiện tội phạm và đối với họ đã có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền.
Về bản chất, tạm giữ là biện pháp cách ly cấp thiết người bị nghi thực hiện tội phạm hoặc bị truy nã. Mục đích của việc cách ly này chủ yếu là để người bị nghi ngờ không tiếp tục phạm tội; người bị truy nã không tiếp tục lẩn trốn và trên cơ sở đó xác minh làm rõ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can (đối với người bị bắt quả tang, bắt khẩn cấp) hoặc giao cho cơ quan có thẩm quyền (người bị truy nã).
Khác với người bị tạm giữ, “người bị tạm giam” không được được giải thích trong Bộ luật tố tụng hình sự, mà chỉ được ghi nhận trong Luật thi hành tạm giữ, tạm giam dưới góc độ thi hành quyết định, theo đó: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.” (Khoản 2, Điều 3).
Có thể thấy rằng tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất so với các biện pháp ngăn chặn khác. Dù có cùng tính chất như tạm giữ nhưng tạm giam nghiêm khắc hơn. Đối tượng bị áp dụng biện pháp này chỉ có thể là bị can bị cáo, thời hạn tạm giam tương đối dài có thể vài tháng thậm chí hàng năm.
Khi bình luận về quyền của nhóm người yếu thế trong đó có người bị tạm giam, giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội có nhận xét: Mặc dù họ là những đối tượng bị hoặc có khả năng bị áp dụng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất là trách nhiệm hình sự nhưng những quyền cơ bản, thiết thân nhất như: quyền được tôn trọng về nhân phẩm, quyền không bị tra tấn, đánh đập khi bị giam giữ, bị chấp hành án phạt tù… và những quyền tư pháp để được xét xử công bằng, để được điều tra khách quan trong quá trình tố tụng…vẫn phải được tôn trọng và bảo đảm.
1.2. Người thân thích được hiểu như thế nào?
Khái niệm về “ngươi thân thích” đã được giải thích trong rất nhiều các văn bản pháp lý ở các lĩnh vực khác nhau, ví dụ, trong
– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;
– Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;
– Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;
– Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Hay tại Điểm e, Khoản 4, Bộ luật tố tụng hình sự cũng đưa ra khái niệm về người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Nhìn chung, khái niệm về người thân thích cũng có sự áp dụng tương đối giống nhau và trên tinh thần quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc hiểu người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Điểm e, Khoản 4 là điều hợp lí.
1.3. Thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom:
Thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom: là văn bản do cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam ban hành và gửi tới cho người bị tạm giữ, tạm giam để họ biết về việc chăm nom, chăm sóc người thân thích của họ đã được thực hiện.
Thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho chính quyền nhằm đảm bảo quyền được biệt, thông tin của người bị tạm giữ, tạm giam, là biện pháp để trấn an tinh thần của người bị tạm giữ, tạm giam để khuyến khích họ phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình như khai báo thành khẩn, cải tạo tốt hơn,…Thông báo này còn thể hiện tính tuân thủ pháp luật của cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam khi đây là nghĩa vụ luật định tại Khoản 3, Điều 120, Bộ luật tố tụng hình sự: “Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.”.
Điều kiện để giao người thân thích cho người bị tạm giữ, tạm giam cho chính quyền phải là người người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc, đồng thời họ phải không có người thân thích khác chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Đối với con của người bị tạm giữ, tạm giam không có thân nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì mang tính đặc biệt hơn, đối tượng này sẽ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Mẫu thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom:
Mẫu thông báo về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam cho người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom ban hành them Mẫu 106, ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA:
……………
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | ||
Số: ………… /TB- … | ……………, ngày ………. tháng ………. năm…….. |
THÔNG BÁO
Về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ/tạm giam cho
người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom
Căn cứ Điều 36 và Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Căn cứ Quyết định/Lệnh(1) ……………… số: ……………. ngày ………. tháng …….. năm ………… của Cơ quan …….. đối với:
Họ tên: ……………… Giới tính: ………
Tên gọi khác: ………………
Sinh ngày ………… tháng ………… năm ………………. tại: ………….
Quốc tịch: …………………..; Dân tộc: …………; Tôn giáo: ………….
Nghề nghiệp: …………………..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:……………
cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:
Nơi thường trú: …………..
Nơi tạm trú: …………………
Nơi ở hiện tại: ………………..
Ngày…………..tháng…………….năm……….. Cơ quan……..
đã lập biên bản về việc giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cho(2): ………………. có trách nhiệm chăm nom.
Cơ quan………………thông báo cho người bị tạm giữ/tạm giam:…………. biết.
Nơi nhận: – Người bị tạm giữ/tạm giam; – ……….; – Hồ sơ 02 bản.
| …………..
|
(1) Quyết định tạm giữ hoặc Lệnh tạm giam;
(2) Ghi rõ người người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn.
|
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 119/2021/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự;