Các bên tham gia hòa giải có quyền lựa chọn hòa giải viên thực hiện các hoạt động hòa giải cho mình. Tòa án có trách nhiệm thông báo về quyền lựa chọn hòa giải viên cho các bên tham gia trong khoảng thời gian sớm nhất để các bên có thời gian chuẩn bị chu đáo cho phiên hòa giải.
Mục lục bài viết
1. Thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên là gì?
Căn cứ theo điểm c, Khoản 1, Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quyền: “Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Các bên tham gia hòa giải có quyền đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định hoặc tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn
Theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định Hòa giải viên : “Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6 và 7 Điều 19 của Luật này thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật này.
Như vậy, có thể hiểu: Thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên là thông báo được ban hành bởi Tòa án Nhân dân gửi đến các bên tham gia hòa giải nhằm cung cấp thông tin về quyền được lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên
– Việc ra thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên là một trong các nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án Nhân dân. Mặt khác, xuất phát trên tinh thần tự nguyện của các bên khi tham gia hòa giải, thông báo về quyền lựa chọn hòa giải viên là sự thể hiện tính khách quan
2. Mẫu thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên:
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–————–
.., ngày …… tháng ….. năm ………
THÔNG BÁO
VỀ QUYỀN LỰA CHỌN HÒA GIẢI VÀ LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Kính gửi: (3) ……
Địa chỉ: (4) …
Số điện thoại: …. ; số fax: ….(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: …nếu có).
Là Người khởi kiện/Người yêu cầu trong vụ việc: (5) …
Xét thấy vụ việc thuộc trường hợp hòa giải tại Tòa án.
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Tòa án nhân dân (6) ….. thông báo cho (7).. biết:
(8) ……….. có quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn 01 Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án (9)………
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, (10) …. phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý hòa giải tại Tòa án và họ tên, địa chỉ của Hòa giải viên mà mình lựa chọn (nếu có việc lựa chọn Hòa giải viên) về địa chỉ …… hoặc trả lời vào hòm thư điện tử …., hoặc số fax …….
Trường hợp (11)… trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Kèm theo Thông báo này là danh sách Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân(12) ……
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu hồ sơ vụ việc.
CHÁNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên:
– Mục (1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thi ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
– Mục (2) , (6) và (12) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
– Mục (3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
– Mục (5) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
– Mục (7), (8), (10) và (11) Nếu là cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
– Mục (9) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo theo hướng dẫn tại điểm (2). Nếu Tòa án ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi thêm đoạn sau đây:
“hoặc Tòa án cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành hòa giải đối với vụ việc nêu trên. Trường hợp lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên thuộc Tòa án cấp huyện khác với Tòa án nơi tiến hành hòa giải thì phải có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”.
4. Quy định về lựa chọn, chỉ định Hòa giải viên:
Căn cứ pháp lý: Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
Theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, mỗi vụ việc do 01 Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại.
Trường hợp người khởi kiện lựa chon, chỉ định hòa giải viên:
– Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án đó.
– Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải thông báo họ, tên, địa chỉ của Hòa giải viên cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc và Hòa giải viên được lựa chọn.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lựa chọn Hòa giải viên, Hòa giải viên được lựa chọn phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý gửi Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại nơi giải quyết vụ việc, Tòa án nơi mình làm việc và người khởi kiện, người yêu cầu.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo ý kiến đồng ý của Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với sự lựa chọn của Hòa giải viên gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Hòa giải viên; Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết.
– Trường hợp nhận được ý kiến không đồng ý của Hòa giải viên, của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc thì người khởi kiện, người yêu cầu có thể lựa chọn Hòa giải viên khác.
Trường hợp Hòa giải viên được chỉ định bởi Tòa án
– Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại của Tòa án nơi giải quyết vụ việc chỉ định Hòa giải viên theo sự lựa chọn của người khởi kiện, người yêu cầu trong các trường hợp sau đây:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 khi được sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc;
+ Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
– Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại của Tòa án nơi giải quyết vụ việc tự mình chỉ định Hòa giải viên trong các trường hợp sau đây:
+ Người khởi kiện, người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên
+ Không có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn, của Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác;
+ Hòa giải viên từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại hoặc bị đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 mà các bên không lựa chọn Hòa giải viên khác
+ Người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
– Việc chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại khoản 5 Điều này phải căn cứ vào tính chất của từng vụ việc; trường hợp vụ việc có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì Thẩm phán chỉ định Hòa giải viên có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi.
Như vậy, quyền lựa chọn và chỉ định hòa giải viên thuộc về các bên tham gia hòa giải. Đây là một quy định phù hợp vì thực tế, tinh thần của hòa giải là sự tự nguyện và sự thống nhất ý chí giữa các bên. Trong trường hợp các bên không lựa chọn thì quyền lựa chọn Hòa giải viên sẽ thuộc về tòa án. Hòa giải viên phải là người có đủ điều kiện, được Chánh án bộ nhiệm ; Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại một cách độc lập và tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên (Mẫu 01-HG:). Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý:
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020