Bồi thường, hỗ trợ tái định cư là một trong những phương án hỗ trợ mà Nhà nước đưa ra, nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất khi ra quyết định thu hồi đất. Dưới đây là mẫu thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Mục lục bài viết
1. Quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Thu hồi đất là hoạt động pháp lý được áp dụng thường xuyên trong thực tiễn quản lý đất đai của nước ta. Khi thuộc một trong các trường hợp được thu hồi theo quy định của
Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ đưa ra các phương án bồi thường, hỗ trợ nhằm bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất.
1.1. Phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
– Luật đất đai 2013 quy định về các hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
+ Người sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
+ Người sử dụng đất được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhà nước sẽ hỗ trợ bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo.
+ Khi thu hồi đất ở, Nhà nước sẽ bồi thường về đất cho người sử dụng đất.
+ Nhà nước thực hiện bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trên đây là các phương án, hình thức bồi thường mà Nhà nước áp dụng cho người sử dụng đất. Có thể thấy, Nhà nước chia ra làm các trường hợp cụ thể khi đưa ra phương án thu hồi đất đai. Ở từng trường hợp này, tùy thuộc vào loại đất, giá trị của đất mà Nhà nước đề ra phương thức bồi thường cụ thể. Đây được xem là cơ sở nhằm duy trì và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Nói thêm, khi xét thu hồi đất và bồi thường sau thu hồi, cơ quan Nhà nước không chỉ dựa vào đất đai (phần diện tích và chủng loại đất được Nhà nước cấp quyền sử dụng), mà còn dựa vào các giá trị tài sản vật chất mà người sử dụng tạo lập trên đất (Hoa lợi lợi tức). Việc bảo vệ một cách toàn diện quyền lợi của người sử dụng đất chính là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thu hồi đất đau của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
1.2. Phương án hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 83 Luật đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất sẽ áp dụng nguyên tắc hỗ trợ sau đây:
+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật đất đai 2013 (các phương án bồi thường đã được phân tích trên đề mục) còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Phương án hỗ trợ là phương án “thêm” để đảm bảo cho người dân được bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất khi Nhà nước thu hồi đất. Thực tế, phương án hỗ trợ là phương án đi kèm, nó không áp dụng cho mọi trường hợp; mà chỉ những trường hợp nào đảm bảo theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ thì mới được hỗ trợ.
+ Khi tiến hành hỗ trợ, cơ quan Nhà nước cần phải đảm bảo việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
+ Nhà nước sẽ hỗ trợ người sử dụng đất ổn định đời sống và sản xuất;
+ Người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
+ Đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở sẽ được Nhà nước hỗ trợ tái định cư;
+ Các khoản hỗ trợ khác theo từng trường hợp cụ thể.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể thấy, hỗ trợ tái định cư là một trong những phương án hỗ trợ thu hồi đất của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Một điểm cần lưu ý rằng, hỗ trợ tái định cư được diễn ra khi người sử dụng đất bị thu hồi đất ở, phải di chuyển ra chỗ ở khác, thì sẽ được cơ quan Nhà nước hỗ trợ tái định cư.
2. Mẫu thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư:
Cơ quan chủ quản TÊN ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ………. /TB-HĐBT | …….., ngày…tháng…năm…. |
THÔNG BÁO
Về việc niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án ……..
(Phương án dự kiến)
(Áp dụng cho cơ quan, tổ chức lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư)
Căn cứ quyết định thu hồi đất số ……… ngày…/…./… của (hoặc văn bản tương đương) …….;
Căn cứ Quyết định số …….. ngày ……../ …../…. của UBND tỉnh ….. Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Trên cơ sở số liệu kiểm kê, đo đạc đã được xác định và tính hợp pháp về đất, tài sản trên đất, tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án …….. và niêm yết công khai để người bị thu hồi đất và các đối tượng có liên quan tham gia ý kiến, cụ thể một số nội dung sau:
1. Tên phương án bồi thường: …………
2. Chủ đầu tư: …………
3. Địa điểm niêm yết: Tại UBND xã (phường, thị trấn): ………. và tại trụ sở làm việc của (cơ quan, tổ chức lập phương án) ………..
4. Nội dung niêm yết: Toàn bộ nội dung phương án theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
5. Thời gian niêm yết: Từ ngày …./…../.. đến ngày …../…./…
6. Thời gian tiếp nhận ý kiến tham gia góp ý của những hộ bị thu hồi đất: Từ ngày …./…./… đến ngày…/…/…
7. Thời gian giải đáp ý kiến tham gia thắc mắc của những hộ bị thu hồi đất: ………..
Nay xin thông báo để cho người bị thu hồi đất và các đối tượng có liên quan biết, phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: – Các hộ bị thu hồi đất; – Lưu VT; – Lưu HS PABT. | TÊN ĐƠN VỊ LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG (Ký tên, đóng dấu) |
3. Tại sao phải thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư?
Khi đề ra phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải thực hiện thông báo niêm yết công khai. Việc thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư có ý nghĩa sau đây:
– Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 83 Luật đất đai 2013, khi tiến hành hỗ trợ, cơ quan Nhà nước cần phải đảm bảo việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. Do đó, việc thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là tuân thủ theo quy định chung của pháp luật.
– Việc thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư giúp tất cả người dân nắm bắt được thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư mà Nhà nước đưa ra. Nếu có vướng mắc, khiếu nại thì sẽ kịp thời phản ánh lên phía cơ quan Nhà nước để được giải quyết.
– Như đã nói, không phải trường hợp nào người sử dụng đất cũng được hỗ trợ tái định cư. Trong phương án hỗ trợ, sẽ có tiêu chí về chủ thể được hỗ trợ. Người dân sẽ dựa vào những tiêu chí đó để xác định xem mình có nằm trong diện được hưởng hay không. Điều này tạo nên sự khách quan, công bằng trong thực tiễn tiến hành.
Trên đây là các lý do giải thích cho câu hỏi tại sao phải thông báo niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Chung quy này, việc công khai này tạo nên sự rõ ràng, khách quan, minh bạch; hạn chế đến mức tối đa những vướng mắc, băn khoăn sai phạm trong thực tiễn giải quyết.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.