Trong quá trình thực hiện giải quyết vụ án dân sự vì để đảm bảo hoạt động thi hành án cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể tạm giữ tiền, tài sản của các đương sự. Khi không còn căn cứ tạm giữ các loại tài sản này thì cần phải trả lại tiền, tài sản cho các đương sự. Mẫu thông báo nhận tiền, tài sản ra đời trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo nhận tiền, tài sản là gì?
Khi đã hết thời hạn để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tạm giữ tiền và tài sản của các đương sự trong vụ án dân sự thì việc trả lại tiền, tài sản thi hành án hiện nay được thực hiện theo quy định cụ thể của Luật thi hành án dân sự. Theo đó, sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên phải thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Mẫu thông báo nhận tiền, tài sản được lập ra trong hoàn cảnh này, được sử dụng khá phổ biến và có những vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu thông báo nhận tiền, tài sản là mẫu bản thông báo được lập ra nhằm mục đích để đưa ra thông báo về việc nhận tiền, tài sản. Mẫu thông báo nêu rõ thông tin tài sản nhận, người nhận, thời gian nhận, địa điểm nhận, căn cứ ban hành thông báo nhận tiền, tài sản, thông tin đối tượng cơ quan thi hành án yêu cầu đến nhận tiền, tài sản,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Sau khi hoàn thành việc lập mẫu thông báo nhận tiền, tài sản thì chấp hành viên cần ký và ghi rõ họ tên của mình để mẫu thông báo có giá trị.
2. Mẫu thông báo nhận tiền, tài sản:
Mẫu số 40/PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ………./TB-PTHA
……., ngày ….. tháng ……. năm …
THÔNG BÁO
Về việc nhận tiền, tài sản
Kính gửi: ……
Phòng Thi hành án ………..
Thông báo để ông (bà): ………. địa chỉ ………….
Đến nhận tiền (tài sản): …….. theo Quyết định thi hành án số ……. ngày ….. tháng ……… năm ………. của Trưởng phòng Thi hành án ……
Thời gian: ………. giờ …….. ngày ……. tháng ………. năm ……
Địa điểm: ………..
Yêu cầu ……. có mặt đúng thời gian, địa điểm khi đi mang theo thông báo này và Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– UBND cấp xã;
– VKSQS……..;
– Lưu: VT; HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo nhận tiền, tài sản:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 40/PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là thông báo về việc nhận tiền, tài sản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông báo về việc nhận tiền, tài sản.
+ Căn cứ pháp lý ban hành thông báo về việc nhận tiền, tài sản.
+ Thông tin cá nhân đến nhận tiền, tài sản.
+ Thông tin về thời gian, địa điểm nhận tiền, tài sản.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận thông báo về việc nhận tiền, tài sản.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chấp hành viên.
4. Quy định về trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự:
Theo Điều 126
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.
– Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên sẽ thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm để đương sự đến nhận lại tiền, tài sản.
Cần lưu ý kể từ ngày được thông báo hết thời hạn 15 ngày, mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn là ba tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn năm năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
– Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Đối với các loại giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Trong trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.
Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Việc trả lại tiền tạm ứng án phí theo bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 126 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Việc trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự được quy định cụ thể như trên và cần đảm bảo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án dân sự cũng như các chủ thể là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
5. Thủ tục trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự:
Trình tự thực hiện:
– Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự nghiên cứu, rà soát bản án, quyết định có nội dung tuyên trả lại tài sản cho đương sự, trả lại tiền tạm ứng án phí; ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự.
– Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
– Nếu đương sự không đến nhận tiền, tài sản thì xử lý như sau:
+ Đối với tiền, tài sản:
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật Thi hành án dân sự và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự sẽ phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật Thi hành án dân sự.
Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan Thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
+ Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự:
Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Nếu đương sự từ chối nhận tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được:
+ Trường hợp tiền bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan Thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản thì cơ quan Thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.
+ Trường hợp tiền bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan Thi hành án dân sự thì cơ quan Thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cách thức thực hiện:
– Việc thông báo được thực hiện trực tiếp, qua bưu điện hoặc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
– Việc đương sự nhận tiền, tài sản, giấy tờ được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự hoặc thông qua bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: Hồ sơ do cơ quan Thi hành án dân sự lập.
Thời hạn giải quyết:
– Đối với việc ra quyết định trả lại tiền, tài sản: là 05 ngày, kể từ ngày Chi cục Thi hành án dân sự nhận được bản án, quyết định.
– Đối với việc thông báo cho đương sự: 03 ngày, kể từ ngày có quyết định trả lại tiền, tài sản.
– Đối với việc trả lại tiền, tài sản cho đương sự: theo quy định tại Điều 126 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cá nhân.
– Tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thi hành án dân sự.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Quyết định trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ.
– Ghi nhận kết quả:
+ Trường hợp trả tiền cho đương sự:
+ Trường hợp trả tài sản cho đương sự: Biên bản Giao, nhận tài sản thi hành án.
+ Trường hợp xử lý tiền, tài sản đương sự không nhận, tiền được sung quỹ nhà nước: Phiếu thu, Biên lai thu tiền nộp ngân sách Nhà nước, Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp tiêu hủy tài sản: Quyết định tiêu hủy tài sản, Biên bản tiêu hủy tang vật, tài sản.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của