Khi tạm giữ tang vật để điều tra mà xét thấy tang vật, phương tiện không liên quan đến hành vi vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định mới để trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
- 2 2. Mẫu MQĐ 08: Quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu MQĐ 08: Quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
1. Mẫu quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
Tang vật được hiểu là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý; là giấy tờ, tài liệu, chứng từ; là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác, có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm pháp luật
Theo từ điển Việt Nam thì phương tiện có thể hiểu là một vật, công cụ nào đó dùng để thực hiện một việc làm hoặc để đạt mục đích nào đó. Ví dụ như phương tiện giao thông: là xe máy, xe ô tô,…
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu MQĐ 08: Quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là mẫu quyết định của cá nhân, tổ chức, cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Trong mẫu quyết định phải nêu rõ người tiến hành trả lại tang vật, người được trả lại tang vật và biên bản khi tiến hành trả lại tang vật.
Mẫu MQĐ 08: Quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là mẫu quyết định được lập ra bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải khi xét thấy tang vật, phương tiện không gây ra vi phạm hành chính. Khi trả lại tang vật, phương tiện cần được lập thành biên bản.
2. Mẫu MQĐ 08: Quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
MQĐ 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN (1)
——-
Số: ……./QĐ-TLTVPTGPC
(2)…., ngày …. tháng … năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong lĩnh vực hàng hải *
Căn cứ Điều 126
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số ………../QĐ-TGTVPTGPCC ngày .…../……/…….của (3) ……….
Căn cứ Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số ………/QĐ-KDTGTVPTGPCC ngày …../……/……. của (4)………… (nếu có);
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số ………/QĐ-GQXP ngày …../……/……. (nếu có),
Tôi: …………
Chức vụ (5): …………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trả lại (tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/giấy phép, chứng chỉ hành nghề) (6) đã bị tạm giữ cho (ông (bà)/tổ chức) có tên sau đây:
(1. Họ và tên): ………..Giới tính:………….
(2. Ngày, tháng, năm sinh: …../…/………….. Quốc tịch:……..
Nghề nghiệp: …………
Nơi ở hiện tại:……………
Số định danh cá nhân/GCNKNCM/CMND/Hộ chiếu: ……ngày cấp: …../….. /……;
Nơi cấp: ………….
(1. Tên tổ chức): …………
Địa chỉ trụ sở chính: ………..
Mã số doanh nghiệp: …………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ………..
Ngày cấp: …./……./…….;………….nơi cấp:……….
Người đại diện theo pháp luật (7): ………….Giới tính:…………
Chức danh (8):…………..
2. Việc trả lại (tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/giấy phép, chứng chỉ hành nghề) bị tạm giữ được lập thành biên bản kèm theo Quyết định này.
3. Việc mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được lập thành biên bản kèm theo Quyết định này (nếu có).
4. Lý do trả lại (9):…………..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà) (10)………… là cá nhân/đại diện cho tổ chức có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Ông (bà)/Tổ chức (11)………. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật
2. Gửi cho (12)……. để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu MQĐ 08: Quyết định trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội Vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
(5) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(6) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính»; nếu trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi «giấy phép, chứng chỉ hành nghề»; nếu trả lại cả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề».
(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(9) Ghi rõ lý do trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo từng trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức được nhận lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
(11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức được nhận lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
(12) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành. Quyết định.
4. Một số quy định pháp luật liên quan trả lại tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
Pháp luật quy định về việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong Điều 126
Theo đó, về việc xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối người có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ lưu hành như giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện cho đến khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Thời hạn chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện trong vòng 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt
Về việc xử lý đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người có hành vi vi phạm trong trường hợp tạm giữ nhưng đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà người vi phạm không đến nhận lại và không có lý do chính đáng thì người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và
Thời hạn chuyển các loại giấy tờ này cho cơ quan đã cấp là trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.
Theo đó, trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; sau khi ra quyết định xử phạt không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang tạm giữ. Nhưng khi xét thấy không có vi phạm hành chính thì người ra quyết định tạm giữ tang vật phải tiến hành trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ