Không phải trường hợp nào sau khi nhận bản cáo trạng và hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát chuyển sang Tòa án cũng quyết định đưa vụ án ra xét xử ngay, nếu phát hiện những trường hợp đặc biệt, thì tòa án với tư cách là cơ quan xét xử phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Mục lục bài viết
1. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là gì?
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là việc cơ quan tiến hành tố tụng sau trả vụ án về cho cơ quan tiến hành tố tụng trước để tiếp tục điều tra, khắc phụ việc thiếu chứng cứ và vi phạm thủ tục tố tụng, để truy tố, đề nghị truy tố bổ sung đối với các trường hợp được cho là cơ quan tiến hành tố tụng trước đó đã bỏ lọt tội phạm hoặc người thực hiện hành vi phạm tội.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại phiên tòa xét xử sơ thẩm là việc Hội đồng xét xử sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án tại phòng nghị án quyết định chuyển lại hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát để bổ sung làm rõ những chứng cứ còn thiếu để chứng minh các tình tiết quan trọng của vụ án, truy tố thêm người, thêm tội về tội phạm khác, khắc phục những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người không phạm tội, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật.
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung (biểu mẫu) là văn bản do Hội đồng xét xử sơ thẩm ban hành nhằm trả hồ sơ vụ án hình sự cho Viện kiểm sát để yêu cầu bổ sung làm rõ những chứng cứ còn thiếu để chứng minh các tình tiết quan trọng của vụ án, truy tố thêm người, thêm tội về tội phạm khác, khắc phục những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người không phạm tội, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật.
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm phát sinh nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ của Viện kiểm sát, buộc cơ quan tiến hành tố tụng này phải thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để khắc phục các căn cứ được cho là yếu tố quyết định đến việc trả hồ sơ theo yêu cầu của
Căn cứ để quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 280, Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể:
Thứ nhất, khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được. Căn cứ này được hiểu là việc thiếu các chứng cứ được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án, thiếu các nguồn chứng cứ như vật chứng, kết luận giám đinh,…dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề mà nếu thiếu chứng cứ này thì không giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
Thứ hai, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm và có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
Trường hợp này được hiểu: Khi có căn cứ để cho rằng bị can hoặc bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm, còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Thẩm phán (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
– Viện kiểm sát truy tố về một hay nhiều tội, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can hoặc bị cáo đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác;
– Ngoài hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can hoặc bị cáo về một hay nhiều tội khác;
– Ngoài bị can hoặc bị cáo đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án, nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Thứ ba, việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Đó là các trường hợp như:
Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc
Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
Trong các trường hợp để trả hồ sơ để điều tra bổ sung, trường hợp 1 là căn cứ được áp dụng nhiều, điều này xuất phát từ việc còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình điều tra dẫn đến những sai sót, thiếu chứng cứ, nhưng hết thời hạn điều tra, truy tố và vụ án đã được đưa ra xét xử.
2. Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN…………………….(1)
Số:…../…..(2)/HSST-QĐ
……., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TÒA ÁN(3) ……………………….
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:(4)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)…………………
Thẩm phán: Ông (Bà) …………..
Các Hội thẩm nhân dân (quân nhân): Ông (Bà) ……………
Căn cứ Điều 280 và Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ kết quả việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
Xét thấy(5)………
QUYẾT ĐỊNH:
Trả hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm… đối với bị cáo:(6)…………….
Bị truy tố về tội (các tội)(7)……………..
Cho Viện kiểm sát(8)……..
Để điều tra bổ sung những vấn đề sau đây:(9)……………………
Nơi nhận:
– Viện kiểm sát(10) …(kèm hồ sơ vụ án);
– Hồ sơ vụ án;
– Lưu
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
ThẨm phán – ChỦ tỌA phiên tÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
(1) và (3) ghi tên
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: 16/2017/HSST-QĐ).
(4) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán, Hội thẩm. Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì bỏ dòng “Thẩm phán…”. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.
(5) ghi rõ trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự (Ví dụ: Xét thấy có căn cứ cho rằng bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm).
(6) ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp của bị cáo đầu vụ; nếu có nhiều bị cáo thì ghi thêm “và đồng phạm”. Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện theo pháp luật.
(7) ghi tội danh bị truy tố theo cáo trạng.
(8) và (10) ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp.
(9) ghi đầy đủ, cụ thể những vấn đề cần điều tra bổ sung.
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành.