Quyết định là văn bản áp dụng pháp luật được sử dụng phổ biến nhất và trong lĩnh vực tư pháp, thi hành án cũng không ngoại lệ. Chánh án Tòa án nhân dân với tư cách là người đứng đầu tòa án có quyền ban hành rất nhiều các quyết định, trong đó có quyết định thi hành án tử hình. Nghiên cứu sâu hơn về quyết định này.
Mục lục bài viết
1. Quyết định thi hành án hình phạt tử hình là gì?
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học: “Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và được thi hành theo một thủ tục tố tụng chặt chẽ.”
Trên cơ sở khái niệm này cùng với quá trình tìm hiểu quy định pháp luật, có thể khái quát về hình phạt tử hình như sau: Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án, là hình phạt đặc biệt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự quy định.
Khái niệm thi hành án tử hình được luật hóa tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự, theo đó thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình. Trong chế định thi hành hình phạt tử hình, khái niệm thi hành hình phạt tử hình là khái niệm cơ bản, khái niệm xuất phát, để từ đó xác định các quy phạm khác của chế định thi hành hình phạt tử hình như hình thức thi hành hình phạt tử hình, trình tự, thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình, thủ tục hoãn thi hành án… Việc nhận thức và áp dụng đúng đắn chế định thi hành hình phạt tử hình trong thực tiễn là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi hành án hình sự, nhằm thi hành hình phạt tử hình đúng người, không để xảy ra oan, sai trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này.
Việc quy định chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân. Bên cạnh đó, việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự, còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng hình sự trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình.
Quyết định thi hành hình phạt tử hình là văn bản do Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ban hành nhằm phát sinh các hoạt động, trình tự, thủ tục thi hành án đối với người bị kết án theo quy định của pháp luật. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.
Yêu cầu về thủ tục liên quan: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các cơ quan sau đây: Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp; Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải
Quyết định thi hành án hình phạt từ hình là tài liệu nằm trong hồ sơ thi hành án tử hình, đây là văn bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu không có quyết định thi hành án phạt tử hình thì tất các trình tự, thủ tục thi hành án tử hình đều là trái pháp luật. Quyết định thi hành án tử hình là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là người bị kết án. Kể từ thời điểm quyết định được ban hành và có hiệu lực, chánh án phải thực hiện các thủ tục liên quan như gửi quyết định cho các cơ quan khác để tiến hành thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Bên cạnh đó, quyết định thi hành án tử hình là văn bản hợp pháp hóa mọi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, là cơ sở để chứng minh hoạt động thi hành án là có cơ sở, có căn cứ.
Thực tế, việc thi hành hình phạt tử hình đã được các cơ quan chức năng tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, được dư luận nhân dân đồng tình, đồng thời có tác dụng đề cao sự cần thiết phải áp dụng hình phạt này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải nghiên cứu giải quyết, do vậy, đây là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và đưa ra nhiều quan điểm xoay quanh thi hành án phạt tử hình. Đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng để người đọc có thể tiếp cận thi hành án tử hình dưới nhiều góc độ, ý kiến, quan điểm mới, sâu sắc, toàn diện hơn, đóng góp vào tri thức khoa học luật hình sự, tố tụng hình sự hiệu quả và hữu ích.
2. Mẫu quyết định thi hành án hình phạt tử hình (số 1a):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
TÒA ÁN…..(1)
******
Số: ……/……/QĐ-CA(2)
…….., ngày…… tháng…… năm….
QUYẾT ĐỊNH
THI HÀNH ÁN HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
CHÁNH ÁN TÒA ÁN……………
Căn cứ vào điều 255, 256, 257, 258 và 259 của Bộ luật tố tụng hình sự;
Căn cứ vào……………………….. (3)
Căn cứ vào Quyết định số…… ngày…… tháng…… năm…… của Chủ tịch nước về việc bác đơn xin ân giảm án tử hình của (4)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Thi hành án hình phạt tử hình về tội (các tội)…………….
Tại bản án hình sự…………………(5) số……… ngày…… tháng…… năm……………..
của Tòa……………….
Đối với người bị kết án…………………..(6) sinh ngày…… tháng…… năm…………….
Trú tại:………………. (7)
Con ông…………………… và bà…………………..
Hiện đang bị tạm giam (bị giam) tại Trại tạm giam (Trại giam)………….
2. Thành lập Hội đồng thi hành án hình phạt tử hình gồm có:
Đại diện Tòa án…………………: Ông (Bà)………………
Chức vụ:…………
Đại diện Viện kiểm sát………………………..: Ông (Bà)………………….
Chức vụ:………………..
Đại diện Công an…………………: Ông (Bà)…………….
Chức vụ:………….
3. Giao cho Hội đồng thi hành án hình phạt tử hình tiến hành thi hành án đối với người bị kết án tử hình theo đúng quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
– Người bị kết án;
– Công an……………………;
– VKS………………………..;
– Lưu hồ sơ THA.
CHÁNH ÁN
3. Hướng dẫn mẫu quyết định thi hành án hình phạt tử hình (số 1a):
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định.
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định thi hành án hình phạt tử hình (ví dụ: Số: 01/2007/QĐ-CA).
(3) Nếu thuộc trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và b tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 thì ghi “Quyết định không kháng nghị số…… ngày… tháng… năm… của Chánh án
(4) Nếu người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm án tử hình thì bỏ mục “Căn cứ…” này.
(5) Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
(6) Ghi đầy đủ họ, tên của người bị kết án.
(7) Ghi theo địa chỉ trong bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thi hành án hình sự năm 2019
Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành