Việc tiêu hủy vật chứng, tài sản cần phải có hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản do đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành ban hành quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản. Vậy mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu số 43/QĐ-THA: Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
- 4 4. Những quy định liên quan đến thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
1. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Vật chứng được hiểu là những đồ vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Các vật chứng là sự lưu lại dấu vết và là bằng chứng buộc tội các hành vi phạm tội, vật chứng có vai trò quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, nếu không có vật chứng sẽ không thể chứng minh được các hành vi phạm tội.
Tài sản liên quan đến vụ án là các tài sản thu được liên quan, tài sản bao gồm động sản và bất động sản, tiền và các tài sản liên quan.
Mẫu số 43/QĐ-THA: Quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản là văn bản quyết định được thủ trưởng cơ quan thi hành án ban hành với nội dung bao gồm nội dung các căn cứ tiêu hủy vật chứng, tài sản, hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản, trách nhiệm tiêu hủy vật chứng, tài sản của những người liên quan.
Mục đích của mẫu số 43/QĐ-THA: Quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản: khi có các vật chứng, tài sản cần thực hiện tiêu hủy thì thủ trường cơ quan thi hành án ban hành mẫu quyết định này nhằm mục đích quyết định về việc thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản.
2. Mẫu số 43/QĐ-THA: Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
Mẫu số 43/QĐ-THA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
QUÂN KHU… (BTTM, QCHQ)
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
——-
Số:…./QĐ-PTHA
….(1).., ngày….. tháng……. năm……
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Căn cứ Khoản 1 Điều 23, Điều 125 Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
Căn cứ Bản án, Quyết định số:…(2)………… ngày…… tháng……. năm …… của
Căn cứ Quyết định thi hành án số:….(3)….. ngày…… tháng……. năm………của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản gồm: (4)
– Ông (bà)………. Chấp hành viên, làm Chủ tịch Hội đồng.
– Ông (bà)……..đại diện cơ quan Tài chính …. thành viên.
– Ông (bà)…….. đại diện cơ quan ……. thành viên.
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ: ..(5)………….
Điều 3. Hội đồng tự giải thể sau khi thực hiện xong nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Điều 4. Các Ông, bà có tên tại Điều 1 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Nơi nhận:
– Như Điều 1;
– Viện KSQS…..;
– Cục THA/BQP;
– Lưu: VT; HSTHA.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
Người soạn thảo Mẫu số 43/QĐ-THA: Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu kết luận chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan thi hành án;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu số 43/QĐ-THA: Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản;
Về nội dung mẫu quyết định: nội dung thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng và những người chịu trách nhiệm liên quan.
(1) Ghi rõ ngày tháng năm ban hành quyết định;
(2) Căn cứ vào bản án, quyết định của
(3) Căn cứ quyết định thi hành án;
(4) Ghi rõ thành viên của Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản bao gồm tên và chức vụ;
(5) Nhiệm vụ của Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản.
4. Những quy định liên quan đến thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
Theo quy định tại Điều 125
– Chủ thể thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
– Thời hạn thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản: thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án.
– Vật chứng, tài sản thuộc diện phải tiêu hủy: tài sản thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu hủy ngay.
– Thành viên hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản: Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi cần thiết.
Cơ quan hỗ trợ tiêu hủy vật chứng, tài sản: Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu hủy vật chứng, tài sản.
Các trường hợp trả lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 129 Luật thi hành án dân sự 2018 như sau:
– Sau khi có bản án, quyết định của tòa án thì Chấp hành viên gửi
Trường hợp người được thi hành án ủy quyền cho người khác nhận tiền, tài sản thì văn bản ủy quyền phải có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam. Chấp hành viên trả tiền, tài sản cho người được ủy quyền nhằm đảm bảo tài sản được gia đúng thẩm quyền và đúng chủ thể nhận, tránh thực hiện sai thủ tục nhận tài sản.
Nếu người được thi hành án không thực hiện việc ủy quyền cho người khác nhận tài sản mà có yêu cầu và được nhận tiền, tài sản tại nơi đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật thì Chấp hành viên gửi tiền, tài sản cho người đó thông qua Giám thị trại giam, trại tạm giam. Trong quá trình gửi tiền, tài sản cho người được thi hành án thông qua Giám thị trại giam, trại tạm giam thì chi phí cho việc gửi tiền, tài sản do người được thi hành án chịu. Khi giao tiền, tài sản cho đương sự, Giám thị trại giam, trại tạm giam lập biên bản và gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.
Riêng đối với vật chứng, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành
Còn đối với tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành cơ quan thi hành án này sẽ tiến hành chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở. Thời hạn để thực hiện việc này tối đa 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án.
Trên thực tế cũng có các trường hợp người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù từ chối nhận lại tiền, tài sản bằng văn bản có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản để sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Việc xử lý tài sản bằng xung quỹ hoặc tiêu hủy phải được thực hiện theo đúng quy định và phải được ghi nhận bằng biên bản.
Như vậy, đối với các tài sản, vật chứng liên quan đến vụ án cần tiêu hủy thì trong thời hạn 01 tháng cơ quan thi hành án có trách nhiệm thực hiện tiêu hủy vật chứng, tài sản này. Việc tiêu hủy cần được thông qua Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Pháp luật quy định cụ thể và chi tiết về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản cũng như cơ cấu tổ chức của hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong quá trình thực hiện tiêu hủy vật chứng, tài sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Mẫu số 43/QĐ-THA: Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản , các nội dung về thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản và các nội dung liên quan cũng như các soạn thảo mẫu quyết định này.