Mẫu quyết định thành lập đoàn tổ xác minh nội dung tố cáo là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thành lập đoàn tổ xác minh nội dung tố cáo. Dưới đây là mẫu quyết định thành lập đoàn tổ xác minh nội dung tố cáo:
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thành lập đoàn tổ xác minh nội dung tố cáo:
Mẫu quyết định thành lập đoàn tổ xác minh nội dung tố cáo được quy định tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo. Dưới đây là mẫu bạn đọc tham khảo:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/QĐ-…(3)… | …(4)…, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo
…………..(5)
Căn cứ Luật tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số…/2019/NĐ-CP ngày …tháng … năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo;
Căn cứ …….(6) ;
Căn cứ ……(7) ;
Xét đề nghị của…(8) ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo, gồm: ………
1. Ông (bà)………chức vụ…….- Trưởng đoàn (Tổ trưởng);
2. Ông (bà)……….chức vụ…….- Thành viên;
Điều 2. Đoàn (Tổ) xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo………(9)
Thời gian tiến hành xác minh là……… ngày, kể từ ngày ký Quyết định này.
Đoàn (Tổ) xác minh thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a, b, c, khoản 2 Điều 11 của Luật tố cáo.
Điều 3. Các ông (bà) …(10)…,…(11)…., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Chức danh của người ban hành quyết định.
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(7) Văn bản giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo.
(8) Người đề nghị thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo.
(9) Các nội dung tố cáo được giao xác minh.
(10) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành quyết định xác minh.
(11) Tên cơ quan, tổ chức bị tố cáo; họ tên, chức vụ, chức danh của cá nhân bị tố cáo.
2. Quy trình thực hiện xác minh nội dung tố cáo:
Căn cứ Thông tư số 129/2020/TT-BCA quy định quy trình thực hiện xác minh nội dung tố cáo như sau:
Bước 1: Làm việc với người tố cáo để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo:
– Tổ xác minh sẽ gửi giấy mời hoặc thông qua hình thức khác để làm việc trực tiếp với người tố cáo.
– Để làm rõ nội dung tố cáo phải yêu cầu người tố cáo cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ có được.
Lưu ý: khi làm việc với người tố cáo phải đảm bảo bí mật về buổi làm việc đó.
Nội dung làm việc với người tố cáo phải được lập thành văn bản (Biên bản theo mẫu), có đầy đủ chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc.
Biên bản đó phải được lập thành 02 bản, giao cho người tố cáo giữ 01 bản, tổ xác minh giữ 01 bản.
– Nếu như tổ xác minh không làm việc trực tiếp được với người tố cáo vì những lý do khách quan thì phải có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo.
Bước 2: Làm việc với người bị tố cáo mục đích để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo:
– Tổ xác minh sẽ làm việc trực tiếp với người bị tố cáo để yêu cầu giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo; đồng thời cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, nội dung giải trình.
– Khi làm việc với người bị tố cáo phải tiến hành lập biên bản ghi nhận nội dung đã làm việc với nhau (theo mẫu). Biên bản được lập thành 02 bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của người bị tố cáo, người chủ trì làm việc.
– Tổ xác minh sẽ tiếp tục yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về các vấn đề chưa rõ trong trường hợp người bị tố cáo giải trinh chưa rõ; các thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ.
Bước 3: Tiến hành yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo:
– Liên quan đến nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập tổ xác minh hoặc tổ trưởng tổ xác minh gửi văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác yêu cầu cung cấp các thông tin, tài liệu, cũng như chứng cứ có liên quan.
– Tổ xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý: nội dung làm việc phải được lập thành Biên bản có xác nhận đầy đủ giữa các bên.
3. Tổ xác minh phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo như thế nào?
Theo quy định, tổ xác minh sẽ phải căn cứ vào kế hoạch xác minh đã được phê duyệt và yêu cầu của việc giải quyết tố cáo để thực hiện thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo.
Tổ xác minh lưu ý phải lập biên bản giao nhận khi tiếp nhận thông tin, chứng cứ, tài liệu do những người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp trực tiếp.
Đối với các thông tin, tài liệu, các chứng cứ được thu thập trực tiếp lưu ý phải thể hiện rõ nguồn gốc. Trường hợp nếu thu thập bản sao thì phải đối chiếu với bản chính.
Lưu ý: những tài liệu, thông tin, chứng cứ do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã cung cấp.
Tổ xác minh phải ghi rõ ràng trong biên bản giao nhận nếu như tài liệu không còn nguyên vẹn và cũ nát.
Với những tài liệu bằng tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra chữ hoặc tiếng Việt.
Trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các nguyên tắc trong giải quyết tố cáo, tổ xác minh phải kiểm tra tính xác thực và đánh giá về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập. Đồng thời phải chú trọng vào những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp để tố cáo hành vi vi phạm và thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp để giải trình, chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.
Tổ xác minh đồng thời cũng phải quản lý các thông tin, tài liệu một cách chặt chẽ, sử dụng các thông tin, tài liệu phải đúng mục đích. Tổ xác minh cũng chỉ có thể cung cấp hoặc công bố thông tin, tài liệu đó khi người có thẩm quyền cho phép.
Tổ xác minh tiến hành niêm phong tài liệu, chứng cứ và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm bảo quản tạm thời nếu như tài liệu, chứng cứ chưa có điều kiện để thu thập, xử lý ngay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành luật tố cáo.
Thông tư số 129/2020/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong công an nhân dân.