Để xây dựng được ý thức về phòng chống cháy nổ, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục thì việc đặt ra các các biện pháp xử lý là hoàn toàn cần thiết, trong đó, đáng chú ý là việc tạm định chỉ hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ hoạt động là gì?
Tạm đình chỉ hoạt động là việc cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy buộc phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định mà sau khoảng thời gian đó, các chủ thể này có thể tiếp tục hoạt động hoặc bị đình chỉ hoạt động.
Tạm đình chỉ diễn ra khi thuộc một trong các căn cứ được quy định tại Điều 29 Luật Phòng cháy, chữa cháy và được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Trường hợp 1: Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, tức là trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ.
Trường hợp 2: Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;
Trường hợp 3: Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy: Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành buộc cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy phải ngừng hoạt động kể từ thời gian được ấn định trong quyết định. Quyết định này có thể bị khiếu khiếu nại hoặc khởi kiện thủ tục luật định.
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động là văn bản thể hiện tính răn đe cao đối với chủ thể không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy, là căn cứ buộc cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình phải chấp hành, là cơ sở hợp pháp hóa mọi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, cũng là văn bản thể hiện thái độ quyết liệt của nhà nước trong việc phòng cháy, chữa cháy trong cả nước nói chung và từng địa bàn nói riêng.
Xoay quanh vấn đề tạm đình chỉ hoạt động, cần nắm vững các nội dung sau:
Một là, thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động:
– Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên quyết định tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong trường hợp tổ chức kiểm tra.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
– Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ.
Thứ hai, trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động:
– Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau:
(1) Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;
(2) Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động;
– Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản. Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ;
Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được giao cho đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động có trụ sở hoặc cư trú; trường hợp các hoạt động bị tạm đình chỉ hoạt động có liên quan tới nhiều đối tượng thì phải giao cho mỗi đối tượng một quyết định.
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy rằng quy định về tạm đình chỉ hoạt động khá đầy đủ và chặt chẽ, phù hợp, là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước thực hiện thẩm quyền, cũng là căn cứ để cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình cá nhân chủ động nắm bắt và tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
2. Mẫu PC13: Mẫu quyết định tạm đình chỉ hoạt động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
…..(1)…..
…..(2)…..
——-
Số: …/QĐTĐC-…
……, ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Tạm đình chỉ hoạt động
…………(3)…………..
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Biên bản kiểm tra …………………….. lập ngày … tháng …. năm ……của …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ hoạt động đối với: ……………(4) ………….
Địa chỉ: …
Do ông/bà: ………………..là …………… (5) ……………
kể từ…. giờ ………. phút, ngày … tháng … năm ……đến …. giờ …. phút, ngày …..tháng … năm……
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ …. giờ …. phút, ngày …. tháng …. năm …..
Điều 3.
Ông/bà: ………..có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Ông/bà: …….. bị tạm đình chỉ hoạt động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– ……………;
– Lưu: ………
………..(6)……….
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định tạm đình chỉ hoạt động:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;
(2) Tên cơ quan của người ra quyết định;
(3) Thẩm quyền ban hành quyết định;
(4) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
(5) Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới;
(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013
Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.