Trong thực tế, khi có căn cứ phù hợp, cơ quan có thẩm quyền có thể tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Trong quá trình đó, quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên ra đời. Vậy, mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên là gì?
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp muốn được hưởng các chế độ ưu tiên trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trở thành doanh nghiệp ưu tiên. Mà những điều kiện này là vô cùng khắt khe và được quy định rất cụ thể. Việc trở thành doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên sẽ góp phần quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên được ban hành sẽ làm các doanh nghiệp mất đi chế độ này trong một khoảng thời gian nhất định.
Mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên là mẫu bản quyết định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra để đưa ra quyết định về việc tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định được lập ra cần phải nêu rõ nội dung của bản quyết định, lý do tạm đình chỉ áp dụng, căn cứ pháp lý đưa ra quyết định, thông tin doanh nghiệp bị tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên,… Mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quyết định tại phụ lục kèm theo
2. Mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: ……../QĐ-TCHQ
…, ngày … tháng … năm ……
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TẠM ĐÌNH CHỈ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số … ngày … tháng… năm … của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số … ngày … tháng … năm … của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tại Tờ trình số …, ngày… về việc…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với Công ty…; Mã số thuế:…; Địa chỉ:…
Lý do:….
Thời gian tạm đình chỉ là … tháng kể từ ngày ký Quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Công ty…., Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3 (để t/hiện);
– Các Phó Tổng cục trưởng (để chỉ đạo);
– Các đơn vị thuộc Tổng cục (để t/hiện);
– Cục Thuế tỉnh … (để phối hợp);
– Lưu: VT, KTSTQ (3b).
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
– Phần mở đầu:
+ Bộ Tài chính.
+ Tổng Cục hải quan.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Thông tin quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Lý do ban hành quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Thông tin hiệu lực quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Trách nhiệm thi hành quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Tổng Cục trưởng.
4. Một số quy định của pháp luật về chế độ ưu tiên:
4.1. Nguyên tắc áp dụng chế độ ưu tiên:
Khi áp dụng chế độ ưu tiên cần thực hiện đúng các nguyên tắc sau đây:
– Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên hoặc dự án ưu tiên hoặc do đại lý ưu tiên đứng tên trên tờ khai được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đối với tất cả các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc.
– Ngoài các ưu tiên được quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp ưu tiên còn được hưởng các ưu tiên khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp doanh nghiệp bị tạm đình chỉ chế độ ưu tiên khi thực hiện thủ tục hải quan được quy định tại Điều 21 Thông tư 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
+ Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan khi đã được cơ quan hải quan thông báo thì cơ quan hải quan tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong thời hạn là sáu mươi ngày.
+ Trong thời hạn tạm đình chỉ, doanh nghiệp ưu tiên thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan, khắc phục sai sót (nếu có), cơ quan hải quan hủy Quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
Việc ban hành các quy định về chế độ ưu tiên có những ý nghĩa và vai trò quan trọng để đảm bảo việc áp dụng chế độ ưu tiên được đúng và chính xác đối với các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
4.2. Thẩm quyền công nhận, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc công nhận, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.
4.3. Những quyền lợi của doanh nghiệp ưu tiên:
Doanh nghiệp ưu tiên sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:
– Thứ nhất: Doanh nghiệp ưu tiên được miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
– Thứ hai: Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
– Thứ ba: Các doanh nghiệp được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.
4.4. Thủ tục công nhận doanh nghiệp là doanh nghiệp ưu tiên:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Tổng cục tổng hải quan yêu cầu được công nhận doanh nghiệp ưu tiên, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
– Một bản chính văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
– Một bản chính báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
– Một bản chính báo cáo chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
– Một bản chụp
– Một bản chụp báo cáo kiểm toán trong 02 năm gần nhất.
– Một bản chụp bản kết luận thanh tra trong 02 năm gần nhất (nếu có).
– Một bản chụp bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
– Một bản chụp các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Hải quan thẩm định, kết luận về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên. Đối với các trường hợp phức tạp, cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan thì thời gian thẩm định có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Đối với trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Cần lưu ý quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên có hiệu lực trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành quyết định và tự động gia hạn thêm 03 năm tiếp theo nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.