Nguồn thủy sản là nguồn tài nguyên có hạn, nếu khai thác quá nhiều dẫn đến cạn kiệt, thậm chí không thể phục hồi được. Do đó, bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản là một hoạt động vô cùng quan trọng, không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn bao gồm cả trách nhiệm của cả cộng đồng quản lý.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng là gì?
- 2 2. Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:
- 3 3. Hoạt động sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:
1. Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng là gì?
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hoạt động vô cùng quan trọng, bằng cách thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo sự sống, sự tồn tại và sự phát triển ổn định, lâu dài của các nguồn lợi thủy sản. Hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước còn có thể san sẻ quyền hạn, trách nhiệm đó cho các tổ chức cộng đồng để tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đây gọi là phương thức đồng quản lý. Tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đó chính là các thành viên tự nguyện tham gia tổ chức, cùng nhau quản lý, xây dựng quy chế quản lý, chia sẻ lợi ích, cùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định do cơ quan có thẩm quyền và tổ chức thỏa thuận xác định. Các tổ chức này có thể có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý qua Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.
Như vậy, có thể hiểu Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng là văn bản do cơ quan có thẩm quyền, cụ thể ở đây đó chính là Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành khi Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng ban hành trước đó có những nội dung không phù hợp hoặc có những thiết sót, cần phải kịp thời sửa đổi, bổ sung.
Đúng như tên gọi của mình, Quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đóng vai trò sửa đổi những thiếu sót hoặc bổ sung một thậm chí nhiều nội dung còn thiếu trong Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng khi các cơ quan có thẩm quyền biết được những thiếu sót, những nội dung không phù hợp trong Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.
2. Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:
Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng là Mẫu mang ký hiệu số 08.BT trong Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ- CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH … (1)
——-
Số: …../QĐ-………
…….., ngày … tháng … năm ……(2)
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại ………(3)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ………(1)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số …./2019/NĐ-CP ngày … tháng …. năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ văn bản hiệp thương giữa Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có);
Căn cứ Quyết định số ……… ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….; (4)
Xét văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng của ……..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại…. như sau: [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:
1. Tên tổ chức cộng đồng.
2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng: Ông/Bà [họ và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng], số chứng minh thư/thẻ căn cước, thường trú tại ………
3. Phạm vi quyền quản lý được giao.
4. Vị trí, ranh giới khu vực thực hiện đồng quản lý (sơ đồ/bản đồ khu vực địa lý kèm theo Quyết định này).
5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản kèm theo Phụ lục Quyết định này.
6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng kèm theo Phụ lục Quyết định này.
7. Nội dung khác (nếu có).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những nội dung không quy định tại Điều 1 Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Quyết định số …….. ngày … tháng … năm …. của Ủy ban nhân dân tỉnh …. công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại….
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các đơn vị có liên quan [kể tên đơn vị], Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ……, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ………….., [tên tổ chức cộng đồng] và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– …………..
– Lưu: VT, …..
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
* Soạn thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý
(1) Ghi tên Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định
(2) Ghi địa danh, ngày tháng ra Quyết định
(3) Ghi khu vực thuộc phạm vi bảo vệ nguồn lợi thủy sản
(4) Ghi thông tin về Quyết định công nhận và giao quyền quản lý được sửa đổi, bổ sung
3. Hoạt động sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:
Hoạt động sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 26/2019/NĐ- CP.
Khi nhận thấy quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng có những thiếu sót hoặc sai nội dung, thì các tổ chức cộng đồng được công nhận và giao quyền quản lý trong thực hiện đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thực hiện hoạt động đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng. Khi đó, tổ chức sẽ nộp bộ hồ sơ gồm các văn bản Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ- CP, Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung và với từng trường hợp sửa đổi thì sẽ nộp các văn bản tương ứng kèm theo. Cụ thể với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng thì cần nộp văn bản thể hiện thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ- CP. Trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao thì tổ chức sẽ cần phải nộp Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới. Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng thì cần nộp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới.
Về trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
– Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, thay đổi Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng thì đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền có thể là Ủy ban nhân dân tỉnh nếu phạm vi bảo vệ thuộc từ hai huyện trở lên hoặc Ủy ban nhân huyện nếu phạm vi bảo vệ thuộc một huyện quản lý hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp thương. Cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ phải tiến hành xem xét, yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu cần thiết, tiến hành ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các hoạt động khi thực hiện như thủ tục công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng quản lý lần đầu như thực hiện các hoạt động